sau đó, ông sẽ cai quản đất nước cùng với Hồ Chí Minh? Philippe Franchini,
người Pháp chuyên về chiến tranh Đông Dương viết: "Một nhóm người nhìn
ông như quốc vương của một nước Việt Nam tìm lại được đạo trung dung của
Khổng Tử. Nhóm khác thì xem ông là sự bổ sung cho Hồ Chí Minh, giống như
âm và Dương, như Mặt trời và Mặt trăng, chụm lại thì thành vòng tròn hoàn
chỉnh, hình dung về một nước Việt Nam lý tưởng"(5). Từ căn cứ kháng chiến,
ông Hồ Chí Minh nói với S. Ehe Maissie phóng viên hãng thông tấn Mỹ
International New Service Mỹ, như để đính chính:
"Ông Vĩnh Thuỵ là cố vấn trong Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã
tuyên thệ trung thành trước Quốc hội, trước Chính phủ và trước quốc dân. Ông
ta chỉ có tư cách đứng ra điều đình khi nào được Chính phủ Cộng hoà Việt Nam
uỷ quyền".(6)
Người Pháp tỏ vẻ sốt ruột còn Bảo Đại vẫn tỏ ra vẻ bí hiểm. Ông không vội đáp
lại năn nỉ của người Pháp. Biết mình chẳng có hậu thuẫn gì của dân chúng
nhưng ông biết lợi dụng sự khó khăn của Pháp trong việc đối phó với phong
trào kháng chiến của Việt Minh. Hơn nữa trong các phe phái đang ve vãn, lợi
dụng vị trí ông vua cuối cùng triều Nguyễn của ông cũng chưa nhất trí với nhau
trong việc tranh giành chỗ đứng - kèm theo là quyền lợi trong chính phủ bù nhìn
tương lai, có phái bảo hoàng miền Trung, có phái Nam Kỳ muốn có nhiều quyền
và lợi hơn trong chính phủ Việt Nam thống nhất, nói rộng hơn có ý đồ của
người Mỹ muốn lợi dụng Pháp suy yếu để dần dần thay thế Pháp biến Đông
Dương sớm trở thành mắt xích trọng yếu trong vành đai chống cộng của Đông
Nam Á, một khi bị Trung Cộng đánh bật khỏi lục địa Trung Hoa. Là một người
không kém thông minh, Bảo Đại không phải là không biết mọi sự toan tính đó.
Ông bình thản chờ xem tình hình phát triển ra sao rồi mới tỏ thái độ dứt khoát.
Còn thái độ của người Pháp? Bollaert tỏ ra rất sốt ruột. Lập trường đàm phán
của ông đã bị Hồ Chí Minh cự tuyệt sau chuyến công cán của đặc phái viên Paul
Mus đến khu kháng chiến. Tiếp đó là thất bại quân sự trong trận tấn công quy
mô Thu Đông năm 1947 vào chiến khu Việt Bắc để chụp bắt cơ quan lãnh đạo
kháng chiến.
Các đoàn đại biểu các phe nhóm, các đảng phái lũ lượt sang Hongkong ngày
càng nhiều. Có người sang thăm dò, mặc cả rồi trở về. Số người ở lại cũng
không ít. Ngô Đình Diệm, sau một thời gian dài ở Mỹ cũng không chịu vắng