BẢO ĐẠI, HAY LÀ NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA VƯƠNG QUỐC AN NAM - Trang 28

Thực tế, một điều khoản mới quy định Khâm sứ Trung Kỳ do Paris bổ nhiệm có
quyền phủ quyết mọi quyết định của Nhà vua ngay cả đối với quyết định ít quan
trọng nhất. Vậy là bộ máy lãnh đạo đất nước vẫn y nguyên. Hơn nữa quan chức
người Pháp có chân trong nội các - hội đồng thượng thư - có thể đồng ý hay
không đồng ý với quyết định của nội các tức là ông ta quyết định mọi việc. Trái
lại, những biện pháp cải cách này dần dà sẽ như là một bước lùi so với hiệp ước
bảo hộ năm 1884.
Tuy nhiên một vài biện pháp canh tân, ít quan trọng, mức độ vừa phải, đã gắn
với tên tuổi Bảo Đại.
Ông cố gắng thay đổi phương hướng hoạt động của nền cai trị cũ, cải tổ giáo
dục, thông qua bộ luật hình sự và dân sự mới, đưa đất nước dần dần đi đến một
nền quân chủ lập hiến. Đặc biệt ông cải tổ Viện dân biểu Trung Kỳ. Chủ tịch
Viện được tham gia các cuộc họp nội các. Sau cùng ông cải tổ chế độ quan
trường, gây nên sự chống đối của ông Diệm.
Ở xứ An Nam không có tầng lớp quý tộc nhưng có hàng ngũ các quan lại. Họ là
đại diện cho Vua, được lựa chọn qua các kỳ thi của sĩ phu. Nhiệm vụ của họ là
tổ chức việc thi hành các chỉ dụ của Triều đình, các quyết định của cấp trên. Trải
qua nhiều thế kỷ địa vị của họ vẫn vững vàng. Không có một xó xỉnh nào trong
triều mà không có quan lại mặc áo dài lam.
Họ không bị ai kiểm soát. Họ là những ông chủ có quyền lực tuyệt đối trong địa
phương được giao cho họ cai quản. Các văn thư, giấy tờ như chiếu chỉ của vua,
thông tn, thông lệnh, những sức, trát... đều được soạn thảo bằng chữ nho mà chỉ
có họ đọc được. Cuộc sống của họ buồn tẻ, u sầu, thường lười biếng, nhưng
bổng lộc khá vì người đứng đầu nền hành chính địa phương không phải mở sổ
kế toán hay bất kỳ sổ sách nào. Và chỉ toàn là danh vọng. Đi đâu đã có võng
lọng, lính vác cờ đi trước, lính hộ vệ theo sau. Như mọi viên chức mẫn cán,
đường công danh của họ rộng mở, tuần tự thăng tiến. Họ thanh thản, bình tâm
hơn các bạn đồng nghiệp Pháp của họ. Mặc chiếc áo dài lam thẳng nếp, họ
không bị những người dân lam lũ nào đến gần để quấy rầy, họ không phải lo sợ
bị trừng phạt và rất hiếm khi bị truy cứu trách nhiệm.
Ba năm một lần, Phủ Toàn quyền Đông Dương phối hợp với Triều đình Huế
long trọng tổ chức thi cho tất cả mọi người dân ở Bắc và Trung Kỳ có đủ trình
độ Hán học dự các kỳ thi tuyển hiền tài để bổ dụng làm quan. Trên toàn lãnh thổ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.