có hàng trăm sĩ tử ứng thí. Mỗi một vùng gồm một số tỉnh tổ chức thi loại gọi là
thi hương. Ai đỗ được gọi là tú tài và được tập trung về kinh đô để nghị luận gọi
là thi hội. Chắc là phải lâu vì mỗi khoá thi kéo dài năm mươi ngày. Không có gì
giống với các kỳ thi tuyển hiền tài ở châu Âu. Đó là một ngày hội trống dong cờ
mở, có nhạc lễ, múa hát, rước voi, bắn súng lệnh chào mừng dĩ nhiên là có diễn
văn phủ dụ sĩ tử.
Nhà vua không có mặt trong các kỳ thi này nhưng Toàn quyền Đông Dương và
nhiều nhân vật quan trọng Pháp vui vẻ đến dự có lẽ để thoả mãn tò mò, hơn là
làm cho kỳ thi thêm long trọng.
Các đề thi thường luận về dạo đức và về sự nghiêm ngặt theo học thuyết Khổng,
Mạnh mà các nho sinh dùi mài kinh sử mấy năm nay. Sự hiểu biết sâu và kỹ các
lời dạy của thánh hiền cho phép các thanh niên An Nam leo lên đến các địa vị
cao trong bộ máy cai trị quân chủ.
Đầu thế kỷ, các sĩ tử tập trung trong một khu đất rộng chung quanh có lính canh
gọi là trường thi. Quan chánh chủ khảo ngồi trên chòi cao làm nhiệm vụ giám
sát Mỗi người ứng thí ngồi xổm trên một cái chõng tre nhỏ hẹp chỉ đủ một
người có tấm phên tre uốn cong làm mái che mưa nắng. Họ khom lưng dùng bút
lông cán dài làm bài thi vỉết bằng chữ Hán. Bên cạnh thường có tên tiểu đồng
theo hầu thay chè, mài mực Tàu trong một cái nghiên nhỏ hoặc chuẩn bị cơm
nước.
Năm 1933, đề thi đổi mới. Sĩ tử làm bài nghị luận về "Sự can thiệp của nước
Pháp ở An Nam và triều Nguyễn", hoặc "Tổ chức nền tài chính Đông Dương".
Thí sinh chỉ nhắc lại những điều ngọt ngào đầy rẫy trong các báo chỉ để tán
hươu tán vượn về đề thứ hai, còn đề thứ nhất nghe chừng ngắc ngứ. không mấy
người làm được trọn vẹn vì môn lịch sử nước nhà không được sĩ tử coi trọng
hoặc họ ngần ngại không dám nói thật ý tưởng của mình sợ trái ý quan chủ
khảo, hoặc bị trừng phạt...
Đề thi năm đó quả là khó. Chỉ lấy bốn trăm người đỗ, chừng một trăm cử nhân
còn lại khoảng ba trăm tú tài. Thực tế có chín thứ hạng khác nhau ở tất cả các
cấp trong bộ máy nhà nước dành cho các vị tân khoa. Thấp nhất là hạng thứ
chín gọi là cửu phẩm. Nhất phẩm đã là quan đầu triều. Ngày trước, trước khi
được bổ nhiệm làm quan, họ phải theo học một trường gọi là trường Hậu bổ ở
Hà Nội trong ba năm để học tiếng Pháp, một ít kiến thức về môn hành chính -