Trong lâu đài La Noche nơi lúc nầy công chúa Như Lý đang ở có pho tượng
Phúc - Lộc - Thọ bằng ngọc thạch, tượng trưng cho hạnh phúc, con cháu đầy
đàn, may mắn. Đó là quà cưới của Bảo Đại. Lúc còn nhỏ, Bảo Đại - đã được tấn
phong Hoàng đế An Nam - đã được Hàm Nghi tiếp ở Alger.
Vậy tại sao lại có sự lạnh nhạt ngăn cách hai người đàn bà tuổi còn trẻ như vậy?
Có thể là do đối lập giữa một chi họ "chính thống" của Nhà vua yêu nước bị
Pháp bị lưu đày và chi họ của Bảo Đại, ông vua do Pháp lập nên tự nguyện thoái
vị và quay về với Pháp chống lại kháng chiến hoặc nữa là do cái kết cục bi thảm
đầy tai ách của cuộc chiến ở Đông Dương.
Nam Phương sau khi cởi bỏ chiếc áo khoác được mọi người tôn kính khi bà đi
bên cạnh chồng trong các buổi tiếp đón chính thức, không đến Corrèze một
mình. Đi theo bà có người quản gia. Theo lời bình phẩm của các bà lắm điều
trong làng Chabrignac thì đó là một người điển trai, dong dỏng cao, cử chỉ dễ
chịu, ăn mặc trang nhã. Ông đã chữa trị bằng liệu pháp vận động cho bà khi còn
ở Cannes. Nghe nói ông là đảng viên cộng sản...
Vì vậy ông quan tâm đến gia đình bà và ngược lại. Còn các gia nhân ở Corrèze
phục vụ cho cựu Hoàng hậu thì họ cứ một mực cho rằng giữa hai người đã có
quan hệ tình cảm với nhau...
Trong toà nhà đồ sộ có tới ba mươi hai phòng, Nam Phương sống vui vẻ. Các
gia nhân còn nhớ tiếng cười, tiếng hát, lối sống yêu đời của bà. Dậy sớm, bà ăn
bận giản dị đi thăm khắp trang trại, vui vẻ trò chuyện với những người nông dân
đến chào bà.
Bà đi chợ mua bán, tự lái chiếc xe Dauphine, bao giờ cũng có chị hầu phòng hay
người quản gia đi theo. Bà chăm sóc các cây hoa, tự tay trang hoàng nhà cửa.
Tất cả sẽ là hoàn hảo, nếu không có nỗi nhớ quê hương. Nam Phương nghĩ một
ngày kia bà có thể về Việt Nam, nếu không phải là phục hồi chế độ quân chủ thì
ít nhất Bảo Long, con trai trưởng, là niềm hy vọng và chỗ dựa tinh thần của bà
cũng có vai trò nào đó trên chính trường Việt Nam.
Bà không bị giám sát như hồi có người cán bộ chính trị Việt Minh đóng trong
cung An Định ở Huế hoặc những cảnh sát đeo bám theo bà khắp nơi ở Paris hay
ở Cannes. Ngay nhà thờ, các cha cố cũng ít gần bà hơn hồi bà sống ở Đà Lạt và
ở Huế. Không thấy dấu tích gì về việc bà có quyên góp hay không cho nhà thờ
trong làng Chabrignac. Vĩnh biệt người đàn bà lạnh lùng và cương nghị. Hình