Đông Ba.
Mấy tháng đầu vào cung các bà phải ngậm miệng để khỏi bật lên những tiếng
thường dùng trong dân gian và không phạm huý và tập những cách trong cung
cùng với mọi phép tắc, luật lệ, cách xử thế để phục vụ vua. Họ còn phải làm
quen với nhiều phong tục kỳ lạ như ngày đông chí trong Tử Cấm thành không
được thắp đèn, nổi lửa. Chỉ ở điện Càn Thành nhen lên một lò lửa thật lớn.
Đúng giờ quy định mọi phi tần cung nữ mang lồng ấp đựng than đến điện Càn
thành để lấy lửa nhóm trong lồng ấp của mình đem về phòng ở, ngụ ý vua ban
hơi ấm cho mọi bề tôi nhất là nữ giới trong hậu cung. Trang phục của phi tần
cung nữ chỉ được dùng màu đỏ tía hay màu lục. Màu vàng dành riêng cho vua,
Hoàng hậu và cung nữ không bao giờ được dùng màu đen và màu tang tóc. Màu
trắng chỉ dùng cho áo lót trong trừ màu huyền dùng để nhuộm răng. Quy tắc về
màu sắc áp dụng cho mọi khía cạnh của cuộc sống nội cung. Ngay cả khi ốm
đau cung nữ nằm trong màn thò tay ra, lương y phải là người có tuổi đến xem
mạch có thái giám và một nữ quan đứng bên cạnh để giám sát.
Không được chạm vào da thịt bệnh nhân và phải qua một khăn lụa mỏng che kín
cổ tay. Ngoài ra không được nhìn mặt hỏi chuyện bệnh nhân. Ngoài các thái
giám, vua là người đàn ông duy nhất vào các khu ở của cung phi.
Khi đã được tuyển vào cung, bất cứ hoàn cảnh nào cũng không được tiếp xúc
với người ngoài nhất là đàn ông. Cung cách sống, tâm trạng cách ly buồn tẻ như
vậy khiến cho cung phi dễ ốm đau. Nếu không mất trí, sống ngơ ngác, ngây dại
thì cũng thường chết khi còn trẻ, có ốm đau cũng không bao giờ được chữa
đúng bệnh với cách xem mạch cách biệt như vậy.
Chỉ có hai lần có sự biến khiến cho cuộc sống tàn tạ suy mòn của họ thay đổi
đôi chút. Lần thứ nhất vào năm Minh Mạng thứ sáu (1825) đời sống nội cung có
bớt xung đột tranh giành là vì trong kinh kỳ ít mưa, Nhà vua thấy hạn làm lo, dụ
rằng hai năm trở lại đây hạn hán liên tiếp, không biết từ đâu sinh ra như vậy,
hoặc trong thâm cung, cung nữ nhiều nên âm khí uất tắc Nay bớt đi cho ra một
trăm người may ra có thể giải được hạn. Lần thứ hai là nhờ có chiến tranh. Năm
1885, kinh đô thất thủ. Quân Pháp chiếm đóng thành Huế hoàn tất cuộc chinh
phục. Tất cả các cung nữ chạy thoát ra khỏi hoàng thành, nhiều cung phi thừa
dịp quay về với cuộc sống thường dân với gia đình. Chỉ trừ một số ít chạy theo
Hàm Nghi ra Tân Sở (Quảng Trị) lánh nạn sau đó lại quay về khi Hàm Nghi bị