công phẫn trong hoàng gia đến mức vấp phải sự phản đối quyết liệt. Một tờ báo
quốc ngữ ra ngày 22 tháng 2 năm 1934 là tờ báo đầu tiên đã liều lĩnh nêu lên lễ
cưới của Bảo Đại với Nam Phương có thể diễn ra và đưa cả tin Tôn nhơn phủ đã
phủ quyết. Tờ báo nói rõ: Tôn nhơn phủ đã quở trách Nhà vua một cách nghiêm
khắc nhưng tôn kính. Tờ báo thạo tin còn cho biết Bảo Đại đã bỏ ngoài tai hết
thảy.
Lễ cưới vẫn sẽ cử hành nhưng chỉ trong phạm vi thân tình nhất. Như vậy là một
lần nữa trái với thông lệ của triều đình.
Tôn Thất Đàn, cựu thượng thư bộ Hình định thảo một kiến nghị có chữ ký của
các đại thần đứng đầu các Bộ và các nha phủ quan trọng trong triều yêu cầu Nhà
vua nên từ hôn với Nam Phương. Bản thân ông và bạn bè còn nghĩ đến buộc
Nam Phương bỏ công giáo theo đạo Phật pha trộn với đạo Lão đang thịnh hành
ở Việt Nam nếu cứ lấy Bảo Đại. Vị cựu thượng thư còn nói thêm có một vài vị
quan quyền cao đức trọng tỏ ý thà chết còn hơn được thấy việc hôn nhân này vi
phạm những nguyên tắc của nhà nước quân chủ.
Cũng giống như triều đình, cha mẹ cô gái lo lắng. Họ quyết định nhờ Toà thánh
can thiệp. Nhận thấy đây là một gia đình ngoan đạo, gương mẫu và có vai vế
trong xã hội, Giáo hoàng đích thân phán bảo. Con chiên ngoan đạo Mariette có
thể kết hôn với Hoàng đế một nước theo Phật giáo không?
Đại diện Toà thánh ở Đông Dương đã đặt vấn đề lên Giáo hoàng và ít lâu sau
chính nước Pháp qua đại sứ Pháp tại La Mã đã có những cuộc vận động ráo riết
với Vatican.
Ngài đại sứ Charles Roux đã nhận được một bức thư dài của Toàn quyền Đông
Dương Pierre Pasquier giải thích rõ lý do cần thiết để bênh vực cuộc hôn nhân
này và phải tích cực đề nghị Toà thánh can thiệp.
"Chúng ta đã dạy dỗ đặc biệt chu đáo vị hoàng tử này từ tuổi ấu thơ tại Pháp
[...]. Vị Hoàng đế trẻ tuổi này về bản chất trung thành với nước Pháp đã che chở
ông ta, nhưng những suy nghĩ của ông ta vấp phải những thế lực trì trệ và phản
động của một chế độ lỗi thời đang suy sụp từ từ, bởi lẽ chính là, trước hết trong
triều đình và trong tập quán truyền thống của hoàng cung và tục lệ hoàng gia
người ta nhận thấy có sự chia rẽ về quan niệm giữa chế độ quân chủ An Nam
già nua và Nhà vua trẻ. Trong hoàng cung đầy rẫy dấu vết của cuộc sống xa hoa
và khép kín của tổ tiên. Hoàng đế còn phải cưỡng lại quyền hạn của các bà