BẢO ĐẠI, HAY LÀ NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA VƯƠNG QUỐC AN NAM - Trang 90

Ngoài những buổi đến chầu bà Hoàng Thái hậu, Thái tử Bảo Long lúc nào cũng
mặc âu phục trái với ý của bà nội cổ điển hơn. Trong đời sống xã hội hoặc cuộc
sống thượng lưu cũng thế. Trái ngược với Bảo Đại trước đây phải sống xa lánh
xã hội bên ngoài đến năm lên bảy, các con ông bây giờ không phải sống cách
biệt trong Tử cấm thành. Chúng đi ra ngoài các bức tường thành để tham dự các
lễ nghi do người Pháp tổ chức.
Trong ngày kỷ niệm ngày sinh lần thứ bảy, Bảo Long còn được nhận lời chúc
mừng của nhà nước bảo hộ. Coi như quà tặng nhân kỷ niệm ngày sinh, nước
Pháp tố chức buổi biểu diễn vở L Oiseau Bleu (Con chim xanh) của
Maeterlinck. Tất cả gia đình Nhà vua, nhân dịp này rời khỏi Tử cấm thành đến
khu phố Tây, nơi có nhiều biệt thự xây dựng theo kiến trúc thuộc địa, ở trung
tâm thành phố Huế. Buổi công diễn đầu tiên tổ chức trong cung An Định, xưa
kia là cung điện mùa hè của vua cha Khải Định. Tại đây Nhà vua quá cố đã bố
trí một phòng trình diễn sân khấu. Buổi diễn đầu tiên thành công. Người xem
đều hài lòng. Buổi diễn thứ hai tổ chức ở tu viện dòng Cứu thế cũng gần khu
người Âu.
Bảo Long một mình đến đó, mở đầu các chuyến đi chính thức ra ngoài hoàng
thành. Xe ôtô mang cờ vàng thêu hình con rồng đỗ xịch trước cửa tu viện. Cậu
ta mặc chiếc áo gấm kiểu cổ màu da cam sẫm, đầu chít khăn vàng đàng hoàng
bước xuống đầu tiên. Tờ tuần báo Indochine (Đông Dương) thốt lên: "Thật hiếm
khi thấy một vị hoàng tử mới 7 tuổi mà ra vẻ trang nghiêm chững chạc đến thế!"
(3). Đó là một nhân vật được mọi người biết đến, được tâng bốc, được tôn trọng
tiếp đó là đi dự lễ khai giảng năm học ở các trường học, thăm các tàu ngầm.
Mặc dù đã ở cương vị chính thức, cậu bé lúc thì điềm tĩnh, lúc thì cáu kỉnh đôi
khi còn bị doạ đánh roi mây. Vài đòn roi đánh vào mông đít, một hình phạt cổ
điển ở nước An Nam và vua cha ngày xưa thường xuyên chịu trận. Hơn là cái
phát vào đít, đánh đòn roi mây bao giờ cũng để lại những vết hằn. Dấu ấn vào
cơ thể và tâm hồn. Thay vì dùng trừng phạt bằng roi vọt, Nam Phương bắt con
đến ở một mình trong một căn nhà gần tường thành suốt bảy ngày không cho về
nhà như đi đày.
Hoàng hậu Nam Phương làm mọi thứ để dạy dỗ con cái trong sự tôn trọng các
giá trị nhân văn lớn: đòi hỏi khắt khe về trí tuệ, ý thức trọng danh dự, lòng dũng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.