hiện không chực sẵn ở các vị trí gần bến bãi bí mật chẳng tập trung kịp
thành ra lỡ chuyến, trong số đó mẹ con bà Ngà.
Đây là một "sự cố đáng tiếc", chẳng ai muốn nhắc nhưng chưa thể nào
quên, riêng ông Hiếu lúc này thì cảm thấy cần nói lại cho rõ: - Hụt chuyến
đi ấy chị oán hận bọn này cũng phải, nhưng lúc đó thời gian quá gấp rút, trở
tay không kịp sẽ đổ bể rồi không ít người bị vướng vào tù tội. Bà Ngà lắc
đầu, cười nhạt: - Ngụy biện, rõ ràng các anh là bọn lừa đảo. Hồi đó của nả
chắt chiu được hơn mươi cây vàng tôi giao hết cho anh Tuyên, bị kẹt lại
trắng tay, anh thừa biết mẹ góa con côi tôi sống cay cực, khổ sở đến cỡ nào!
- Của nả thì tôi không rõ, chí chắc một điều là Tuyên đã nhiều lần tìm cách
liên lạc với chị nhưng đều bặt vô âm tín. - Có, tôi nhận được khá nhiều điện
tín và thư, nhưng rồi cho rằng lòng anh ấy đã khác, mình đã bị lừa cả tình
lẫn tiền, mất cả chì lẫn chài, không muốn lặp lại sai lầm lần nữa... Bà Ngà
như cố thu nhỏ người lại trên ghế, giấu mặt trăng đôi bàn tay có những
ngón gầy xanh như là rễ của một loại cây kỳ lạ nào đó thoắt mọc từ những
năm tháng không vui trong quá khứ. Ông khách thấy không tiện nán lại,
đành đứng lên nhỏ nhẹ nói lời kiếu từ.
5. Chiều dịu nắng với gió, hai bà cháu ngồi hóng mát trước thềm nhà.
Bà Ngà ngả người trên ghế xếp, Nam bó gối ở bậc cấp kế bên. Nam nói: -
Hôm qua ông Hiếu đi Nha Trang về gửi biếu hộp yến sào kèm lời thăm hỏi
sức khỏe bà. - Ờ, biết rồi! Bà cứ ngỡ ông ấy đi Mỹ rồi chứ. - Ông ấy không
đi nữa, đang chuẩn bị mở công ty làm ăn lớn ở đây. Ông bảo lang bạt
chừng ấy năm đủ rồi, đã đến lúc quay về nhà. Cả bạn ông, ông Tuyên, cũng
thế. - Thì ra chuyến này ông Tuyên cũng về à? - Dà, tình bạn của họ cảm
động lắm. - Bà biết! - Nhưng không như bà tưởng đâu.
Đoạn Nam kể: - Theo lời ông nội nhỏ Thảo, đêm hôm ấy con tàu vượt
biên ra tới hải phận quốc tế chưa bao xa thì bị bọn hải tặc đánh cướp. May
mắn sống sót, được một tàu buôn cứu, bị cầm chân ở trại tị nạn Thái Lan
hơn một năm hai ông mới được sang Mỹ định cư. Ban đầu họ cùng ở