rập thêm vào. Tiên sinh đang có ý muốn trở lại chốn sơn lâm, hoặc chu du
thiên hạ làm thuốc, cứu nhân độ thế. Cũng muốn nhân dịp này bày tỏ với
Trần Thủ Độ đôi điều, ngõ hầu mới có thể khai triển trong việc an dân hưng
quốc. Trần Thủ Độ khiêm nhã chắp hai tay nói:
- Xin lĩnh ý tiên sinh. Rồi ông tiếp : - Bẩm tiên sinh, từ ngày được tiên sinh
chỉ giáo, tôi cũng làm được đôi điều khả dĩ thành tựu. Song le, việc học
hành chữ nghĩa kém cỏi, thành thử làm việc trước chưa lường được việc
sau. Nhiều điều còn mù mờ rối rắm, như người lạc vào rừng giữa đêm tối.
Chỉ mong có dịp gần, sớm chiều được tiên sinh chỉ bảo, họa may mới có
thể tránh được sự bại vong.
Có nhẽ Trần Thủ Độ đã gợi trúng điều Hoàng tiên sinh đang suy ngẫm, ông
hồ hởi đáp:
- Quan ông đối với ta ưu hậu quá, khiêm nhường quá. Chẳng hay cuộc tiếp
kiến dạo trước, những lời nói thẳng của ta có làm quan ông phật ý? Ta cứ
áy náy mãi, là bởi: “Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy”(3).
- Bẩm tiên sinh, nhờ có tiên sinh sáng suốt vạch ra những điều bất thiện ẩn
náu trong con người tôi, tôi lấy đó làm bài học răn mình, lúc nào cũng sợ
hãi như người cầm roi mục giong cương ngựa thiên lý.
Hoàng tiên sinh cười ha hả, vuốt chòm râu bạc, vẻ đắc ý, ông nói:
- Ta với quan ông, tình là bầu bạn, nghĩa là thầy trò. Quan ông đối với ta,
tình là chỗ quan dân, nghĩa là sự trên dưới.
Trần Thủ Độ xua tay:
- Không dám! Không dám! Tiên sinh dạy quá lời.
Hoàng tiên sinh lại nói:
- Tựu trung, cả nghĩa lẫn tình giữa quan ông với ta có thể qui về mấy chữ
sau đây:
TƯƠNG THỨC MÃN THIÊN HẠ
TRI ÂM NĂNG KỶ NHÂN(4).
Ta nói để quan ông rõ. Kẻ sĩ chết vì người tri kỷ.
- Xin đa tạ tiên sinh!
Hoàng tiên sinh với giọng trầm ấm, rủ rỉ nói với Trần Thủ Độ những điều
tâm huyết mà bấy lâu ông hằng ấp ủ.