nằm nghỉ đây cho sướng “. Nói rồi giục ông già quảy gói ra đi.
Đi tới cửa nhà kia, ông già nói với Triển Chiêu rằng: "Đây là nhà của tôi,
xin mời Công tử ghé vào nghỉ chân và uống trà". Triển Chiêu đáp: "Tôi
không biết uống trà, lại vì nhà có việc gấp, xin cho kiếu đi kẻo muộn". Dứt
lời, bước riết nhắm tôn Ngộ Truật đi tới.
Chủ của Nhan Phúc tên là Nhan Xuân Mẫn tuổi vừa hăm hai, cha mất, còn
mẹ là Trịnh Thị, nhà chỉ có hai mẹ con và một người tớ già là Nhan Phúc.
Xưa cha của Xuân Mẫn làm huyện doãn rất thanh liêm chính trực, nên nhà
nghèo túng lắm. Xuân Mẫn vốn có chí lớn nên chuyên lo đèn sách, nối dõi
thư hương, nay đã văn chương nghĩa lý thông, muốn xuống kinh chờ ngày
ứng thí. Nghe năm tới sẽ có khoa kỳ, nên Trịnh Thị nói với con rằng: "Cô
của con vốn nhà giàu có sao không tới đó, một là đọc sách, hai là liệu việc
cần thân?". Xuân Mẫn đáp: "Dạ thưa mẹ, cô con tự bao lâu nay không thấy
tin tức gì, vả lại lúc cha con chết cũng không tới, e con tới đó người giả lơ
đi thời làm sao?": Mẹ con đương bàn luận thì có bạn cùng học của Xuân
Mẫn là Kim Tất Chánh tới thăm. Xuân Mẫn liền đem chuyện mới bàn với
mẹ thuật lại. Tất Chánh hứa sẽ giúp cho, khi ra về bảo Nhan Phúc theo
mình để lấy y phục và tiền bạc. Nhan Phúc đi rồi Trịnh Thị cùng Xuân Mẫn
ở nhà chờ, sẵn dịp viết thư gởi cho cô. Mẹ con đợi mãi tới canh hai mà
chưa thấy Nhan Phúc về: Xuân Mẫn khuyên mẹ đi nghỉ, còn mình ngồi đợi,
trong bụng băn khoăn, tới canh tư mới thấy Nhan Phúc về, trao y phục và
bạc, rồi cùng nhau yên ngủ.
Sáng ngày Xuân Mẫn đem cả y phục và bạc dâng cho mẹ coi. Nhân đấy
Nhan Phúc mới hỏi rằng: "Tiểu chủ đi lên kinh, tính đem tôi theo hay là đi
một mình?". Xuân Mẫn đáp: "Nghĩ nên đi một mình là phải, vì nhà đơn
chiếc mà mẹ tôi lại già, cần phải có người ở lại giúp đỡ”. Nhan Phúc đáp:
"Đường đây lên kinh xa xôi lắm, tiểu chủ đi một mình không tiện". Liền
đem chuyện bị cướp thuật lại cho mẹ con Xuân Mẫn nghe. Trịnh Thị nghe
qua, liền nói rằng: "Như vậy thời cả hai nên đi cùng nhau ta mới bớt lo