TÓM LẠI, hiến pháp vẽ ra con đường qua đó chúng ta có thể kết hợp
tình cảm với lý trí, lý tưởng về tự do cá nhân với nhu cầu của cộng đồng.
Và điều kỳ diệu là ở chỗ nó đã có hiệu quả. Trong những ngày đầu của đất
nước, trải qua những cuộc khủng khoảng và chiến tranh thế giới, trải qua rất
nhiều biến đổi trong nền kinh tế, quá trình mở rộng về miền Tây và hàng
triệu người nhập cư qua đường biển, nền dân chủ của chúng ta không chỉ
tồn tại mà còn lớn mạnh. Dĩ nhiên, nó đã được thử thách qua nhiều cuộc
chiến tranh và sự sợ hãi, và chắc chắn sẽ còn được thử thách trong tương
lai.
Nhưng đã có một lần cuộc đàm phán hoàn toàn thất bại, và đó là về một
chủ đề mà những người sáng lập từ chối đề cập đến.
Tuyên ngôn Độc lập, như nhà sử học Joseph Ellis
[90]
đã nói, có thể là
“một thời khắc thay đổi lịch sử thế giới, khi tất cả mọi điều luật và quan hệ
con người dựa trên áp bức sẽ bị xóa bỏ mãi mãi". Nhưng tinh thần tự do đó,
trong tư tưởng của những người sáng lập, không được áp dụng cho những
người nô lệ đang làm việc trên cánh đồng của họ, dọn giường ngủ cho họ và
chăm sóc con cái của họ.
Hệ thống tinh vi quy định trong Hiến pháp bảo đảm quyền lợi của công
dân, những người được coi là thuốc cộng đồng chính trị của nước Mỹ.
Nhưng nó không hề bảo vệ đối tượng không thuộc nhóm này - đó là người
Mỹ bản địa nhưng lời thương lượng bị coi là vô giá trị trước tòa án của
nhóm người đã chiếm đất của họ, hoặc Dred Scott, một người da đen đã
bước vào Tòa án Tối cao với tư cách là người tự do, nhưng khi bước ra lại
là một nô lệ.
[91]
Chế độ dân chủ thảo luận đã đem lại quyền bầu cử cho những người da
trắng không có tài sản cũng như phụ nữ. Lẽ phải, lý luận và chủ nghĩa thực
dụng kiểu Mỹ có thể làm dịu bớt những vấn đề nảy sinh trong quá trình
phát triển kinh tế ở một quốc gia lớn cũng như giảm những căng thẳng về
tôn giáo và giai cấp có thể gây phiền toái ở một nước nào đó khác. Nhưng