thân mọi lúc vì khi sống càng tự lập, chúng ta càng nhận thấy mọi việc
không phải lúc nào cũng như ý muốn - con cái bị ốm, công ty đóng cửa, bố
mẹ mắc bệnh Alzheimer
[159]
, danh mục đầu tư trên thị trường chứng
khoán xuống dốc. Số người được bảo hiểm càng nhiều, rủi ro càng được
chia sẻ, phạm vi bảo hiểm càng rộng, chi phí càng thấp. Tuy nhiên, đôi khi,
chúng ta không thể mua được bảo hiểm cho một vài rủi ro nhất định trên thị
trường - thường vì các công ty thấy nó không đem lai lợi nhuận. Đôi khi
bảo hiểm chúng ta mua được nhờ có việc làm vẫn chưa đủ, và chúng ta lại
không có khả năng bỏ tiền ra mua thêm. Đôi khi một bi kịch bất ngờ xảy ra
và chúng ta nhận thấy mình không có đủ bảo hiểm. Với tất cả những lý do
đó, chúng ta cần chính phủ tham gia vào và thiết lập một quỹ bảo hiểm cho
chúng ta, một quỹ bảo hiểm có sự tham gia của mọi người Mỹ.
Giờ đây thỏa ước xã hội mà Roosevelt đã dựng nên bắt đầu sụp đổ.
Trước sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ từ nước ngoài và sức ép trên thị
trường chứng khoán đòi hỏi lợi nhuận phải tăng đột biến hàng quý, người
sử dụng lao động phải áp dụng tự động hóa, giảm quy mô và chuyển sang
sản xuất ở nước ngoài, và những hành vi này khiến cho công nhân ngày
càng dễ mất việc và ngày càng yếu thế khi muốn đòi mức lương và phúc lợi
cao hơn. Mặc dù chính phủ liên bang đã có những chính sách hỗ trợ thuế rất
rộng rãi cho những công ty có bảo hiểm y tế cho công nhân, nhưng các
công ty vẫn đẩy khoản chi phí luôn tăng với tốc độ tên lửa này sang cho
công nhân chịu, dưới dạng phí bảo hiểm cao hơn, chia sẻ số tiền phải trả với
họ hoặc khấu trừ vào lương: trong khi đó một nửa các công ty quy mô nhỏ,
nơi hàng triệu người Mỹ đang làm việc lại không thể cung cấp bất cứ một
loại bảo hiểm nào cho nhân viên. Tương tự, các công ty cũng áp dụng biện
pháp chuyển từ chính sách bảo hiểm hưu trí cổ điển sang 401(k), và đôi khi
họ còn nhờ đến tòa phá sản để trốn tránh nghĩa vụ trả lương hưu cho nhân
viên.
Tất cả những điều đó có tác động rất nghiêm trọng lên hộ gia đình.