nhiên là những người được hưởng lợi nhiều nhất từ thị trường nên đóng góp
phần lớn hơn".
Cả giờ đồng hồ tiếp theo chúng tôi nói về toàn cầu hóa, thu nhập của
giám đốc cao cấp, thâm hụt thương mại ngày càng tăng và nợ quốc gia.
Buffett đặc biệt băn khoăn về đề xuất bỏ thuế thừa kế bất động sản của
Bush, một bước mà ông tin là chỉ có lợi cho tầng lớp quý tộc giàu có hơn là
những người xứng đáng được hưởng.
"Khi anh bỏ đi thuế thừa kế bất động sản", ông nói, "về cơ bản anh đang
trao quyền làm chủ nguồn tài nguyên của đất nước cho những người không
hề làm ra nó. Giống như ta lập đội tuyển tham dự Olympic 2020 bằng cách
chọn con cái của những người đoạt huy chương Olympic 2000 vậy".
Trước khi về, tôi hỏi Buffett liệu có bao nhiêu người bạn tỷ phú của ông
đồng quan điểm với ông. Ông cười to.
“Phải nói với anh là không nhiều đâu”, ông trả lời. "Họ nghĩ là đó là tiền
của họ” và họ có quyền giữ từng xu. Họ không đếm xỉa đến tất cả những gì
xã hội đã đầu tư để tạo điều kiên cho chúng ta được sống như bây giờ. Lấy
tôi làm ví dụ nhé. Tôi may là có tài sử dụng vốn. Nhưng việc tôi có sử dụng
dược cái tài đó hay không hoàn toàn phụ thuộc vào xã hội tôi sống. Nếu tôi
sinh ra ở bộ lạc chuyên săn bắt thì tài của tôi hoàn toàn chả có giá trị gì. Tôi
không chạy nhanh, tôi không đặc biệt khỏe. Có khi tôi đã trở thành bữa tối
của một con thú nào đó ấy chứ”.
“Nhưng may sao tôi lại sinh ra ở thời điểm và ở nơi mà xã hội đánh giá
cao tài năng của tôi, cho tôi cơ hội học hành để phát triển nó, đề ra những
điều luật và dựng nên hệ thống tài chính cho phép tôi làm những việc tôi
yêu thích - và kiếm được nhiều tiền từ đó. Thì ít nhất cái tôi có thể làm
được là góp phần chi trả cho tất cả những thứ ấy chứ”.