riêng tư - quanh bàn ăn trong bếp, trong tiệm cắt tóc, và sau buổi lễ nhà thờ
- có thể nghe thấy người da đen phàn nàn về việc đạo đức trong công việc
đang đi xuống, thiếu chăm sóc con cái và tập tục tình dục ngày càng xuống
cấp, họ nói với tinh thần nhiệt tình có thể làm cho Quỹ Di sản hẳn phải tự
hào.
Về mặt này, thái độ của người da đen trước nguồn gốc gây ra tình trạng
nghèo đói kinh niên còn bảo thủ hơn so với giới chính trị da đen có thể thừa
nhận. Tuy nhiên, bạn sẽ không nghe thấy người da đen sử dụng những từ
như “thú dữ” khi nói về thành viên trẻ tuổi trong các băng nhóm, hay “hạ
đẳng” khi nói về những người mẹ hưởng phúc lợi xã hội - thứ ngôn ngữ đó
chia rẽ thế giới thành hai nhóm, những người đáng được xã hội quan tâm và
những người không. Người Mỹ da đen không bao giờ chọn cách phân chia
người nghèo như thế, lý do không chỉ vì màu da của chúng tôi - và những
kết luận mà cả xã hội rút ra từ màu da của chúng tôi - chỉ làm cho một bộ
phận tối thiểu trong chúng tôi được tự do, được tôn trọng.
Lý do còn vì người da đen biết những câu chuyện đằng sau khu phố cũ.
Phần lớn những người lớn lên ở Chicago vẫn nhớ câu chuyện hồi di cư từ
các bang miền Nam, sau khi đến miền Bắc người da đen đã bị buộc phải ở
trong những khu nhà ổ chuột như thế nào do các động cơ phân biệt chủng
tộc, do các hợp đồng nhiều giới hạn và do gian lận trong lĩnh vực nhà chung
cư. Nơi có những khu nhà đó thường có các trường học dưới mức tiêu
chuẩn, các công viên thiếu nguồn tài chính để hoạt động, không có cảnh sát
bảo vệ trật tự và hoạt động mua bán ma túy tự do. Họ vẫn nhớ những công
việc béo bở được nâng đỡ được dành cho các nhóm dân nhập cư khác, còn
nghề công nhân cổ xanh chủ yếu dành cho dân da đen thì dần biến mất ra
sao, để sau đó các gia đình nguyên vẹn bắt đầu vỡ vụn dưới sức ép, những
đứa trẻ bình thường trượt dốc qua những khe vỡ đó cho đến tận đáy vực
thẳm, và chuyện từng là ngoại lệ buồn giờ lại là phổ biến. Họ biết tại sao gã
vô gia cư này lại nghiện rượu vì đó chính là chú họ. Họ biết tên tội phạm