được cải thiện do vấn đề tư tưởng cũng như kỹ năng làm chính trị, trừ năm
2003 khi chúng ta có đạo luật về đơn thuốc, không hiểu sao lại kết hợp
được những điểm yếu kém nhất của cả khu vực công và khu vực tư nhân:
giá không thật, bộ máy hỗn loạn, không bao phủ hết thị trường và người
nộp thuế nhận được hóa đơn đắt muốn nổ mắt.
Chúng ta biết rằng cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế vừa là
chiến tranh vũ trang vừa là xung đột tư tưởng, rằng sự an toàn lâu dài của
chúng ta phụ thuộc vào kế hoạch đúng đắn để tăng cường sức mạnh quân sự
cũng như hợp tác chặt chẽ với các quốc gia khác, rằng giải quyết nghèo đói
toàn cầu và giúp đỡ các quốc gia khốn khó là vấn đề sống còn đối với
quyền lợi nước Mỹ chứ không đơn thuần chỉ là chuyện từ thiện. Nhưng nếu
theo dõi nhiều cuộc tranh luận về chính sách đối ngoại thì bạn sẽ tin rằng
chỉ có hai lựa chọn - tham chiến, hoặc rút về với chủ nghĩa biệt lập.
Chúng ta nghĩ về niềm tin như cội nguồn của sự an ủi và thấu hiểu,
nhưng cách thể hiện niềm tin của chúng ta lại gây ra sự chia rẽ; chúng ta tin
rằng chúng ta là người bao dung mặc dù căng thẳng về chủng tộc tôn giáo
và văn hóa đang lan rộng khắp đất nước ta. Và thay vì chấm dứt căng thẳng,
hòa giải tranh chấp, nền chính trị của chúng ta lại thổi bùng chúng lên, lợi
dụng chúng, và càng làm cho mọi người xa nhau hơn.
Về cá nhân mà nói, chúng tôi, nhưng người làm việc cho chính phủ, phải
cảm ơn cái khác biệt giữa thứ chính trị hiện tại và thứ chính trị cần phải có.
Rõ ràng những người Dân chủ không thích thú gì tình trạng này vì ít nhất
lúc này họ đang thất bại, bị những người Cộng hòa lấn át - những người
Cộng hòa nhờ cuộc bầu cử kiểu kẻ-thắng- được-tất-cả mà kiểm soát mọi vị
trí trong chính phủ và không có nhu cầu thỏa hiệp. Thật ra những người
Cộng hòa thận trọng không nên quá lạc quan vì mặc dù đảng Dân chủ đã
thua, nhưng đảng Cộng hòa - phe thắng cử nhờ những cam kết rất phi thực
tế (cắt giảm thuế nhưng không giảm phúc lợi, tư nhân hóa bảo hiểm xã hội