BARACK OBAMA - HY VỌNG TÁO BẠO - Trang 323

Trước hết, chúng ta cần hiểu rằng không thể quay trở lại áp dụng chủ

nghĩa biệt lập - tức là kiểu chính sách đối ngoại bác bỏ mọi yêu cầu triển
khai quân đội Mỹ. Mong muốn rút quân khỏi mọi vùng đất trên thế giới vẫn
là một khuynh hướng ngầm có sức mạnh ở cả hai đảng, đặc biệt khi nói đến
tổn thất về người. Ví dụ, sau khi thi thể binh lính Mỹ bị kéo lê trên đường
phố Mogadishu

[263]

hồi năm 1993, đảng Cộng hòa đã buộc tội Tổng thống

Clinton là hoang phí lực lượng quân sự quốc gia cho một nhiệm vụ không
rõ ràng; và chính một phần vì kinh nghiệm ở Somalia nên trong đợt bầu cử
năm 2000, ứng cử viên George W. Bush đã cam kết không bao giờ sử dụng
quân đội Mỹ vào việc ‘xây dựng một đất nước' nữa. Dễ hiểu tại sao hành
động can thiệp vào Iraq của chính phủ Bush cũng gây ra phản ứng dữ dội
tương tự. Theo một cuộc trưng cầu dân ý của Trung tâm nghiên cứu Pew,
khoảng năm năm sau sự kiện 11/9, 46% người Mỹ kết luận rằng nước Mỹ
chỉ nên "lo chuyện của mình trên trường quốc tế và để các nước khác cố
gắng tự lo lấy việc trong nước họ".

Phản ứng của phe tự do lại càng đặc biệt mạnh mẽ, đây là những người

xem Iraq là sự lặp lại những sai lầm Mỹ đã mắc phải ở Việt Nam. Tâm
trạng thất vọng với Iraq và những mánh khóe đáng ngờ chính phủ sử dụng
để tiến hành chiến tranh đã khiến nhiều người cánh tả cũng đánh giá thấp
mối đe doạ của những kẻ khủng bố là những kẻ phổ biến vũ khí hạt nhân;
theo một cuộc điều tra vào tháng 1/2005, những người tự cho là bảo thủ đạt
cao hơn người phe tự do 29 điểm trong việc coi tiêu diệt Al Qaeda là mục
tiêu hàng đầu của chính sách đối ngoại, con số chênh lệch này đối với việc
không chấp nhận các nhóm hoặc các quốc gia thù địch có vũ khí hạt nhân là
26 điểm. Trong khi đó, ba mục tiêu ưu tiên cao nhất của chính sách đối
ngoại theo phe tự do là rút quân đội khỏi Iraq, ngăn chặn bệnh AIDS lan
rộng và hợp tác chặt chẽ hơn với các nước đồng minh.

Những mục tiêu được phe tự do ủng hộ cũng có ưu điểm. Nhưng chúng

không tạo ra được chính sách an ninh quốc gia gắn kết. Chúng ta cần nhớ
rằng Osama bin Laden không phải là Hồ Chí Minh, và những nguy cơ nước
Mỹ phải đối mặt hiện tại là có thật, phức tạp và tiềm ẩn khả năng tàn phá.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.