CHUƠNG 9 : Gia đình
Vào đầu năm thứ hai làm việc ở Thượng viện, cuộc sống của tôi đã đi
vào ổn định. Tôi thường rời Chicago vào đêm thứ Hai hoặc sáng thứ Ba,
tùy lịch bỏ phiếu của Thượng viện. Ngoài việc đến phòng tập thể thao của
Thượng viện hàng ngày và thi thoảng đi ăn trưa hoặc ăn tối với bạn, ba
ngày tiếp theo của tôi toàn những việc quen thuộc - họp với các Ủy ban lập
pháp, bỏ phiếu, họp kín vào bữa trưa, phát biểu ở phòng họp, đọc diễn văn,
chụp ảnh với nhân viên thực tập, gặp người quyên góp quỹ vào buổi tối, trả
lời điện thoại, kết thư hồi đáp, đọc lại luật, viết bài đăng báo, thu âm thu
hình, nhận báo cáo chính sách, uống cà phê với cử tri và tham dự những
cuộc họp bắt tận. Vào chiều thứ Năm chúng tôi được phòng hậu cần thông
báo ngày giờ lần bỏ phiếu cuối cùng trong tuần, và đến giờ đã định, tôi xếp
hàng ở phòng họp Thượng viện cùng các đồng nghiệp để bỏ phiếu rồi vội
vàng chạy xuống những bậc thang đến Capitol, hy vọng sẽ bắt kịp chuyến
bay để đến nhà trước khi bọn trẻ đi ngù.
Tuy thời gian biểu dồn dập như vậy nhưng tôi vẫn rất mê thích công việc
này, chỉ đôi khi hơi bực mình. Trái ngược với suy nghĩ thông thường, hàng
năm chỉ có khoảng hơn hai mươi dự luật quan trọng được đưa ra bỏ phiếu ở
Thượng viên, và gần như không dự luật nào trong số đó do phe thiểu số bảo
trợ. Vì thế, hầu hết các đề xuất chính của tôi - thành lập các trường công
theo quận mới, kế hoạch hỗ trợ các hãng sàn xuất ô tô, chi trà phí bảo hiểm
y tế cho nhân viên đã nghỉ hưu để đổi lấy tiêu chuẩn sử dụng nhiên liệu cao
hơn, mở rộng chương trình học bổng Pell để giúp sinh viên có thu nhập
thấp trang trải được học phi tăng cao - đều bị năm chờ mốc meo ở Ủy ban.
Nhưng mặt khác, nhờ nỗ lực tuyệt vời của các nhân viên, tôi có khá
nhiều đề xuất sửa đổi luật được thông qua. Chúng tôi giúp tạo nguồn tài
chính cho các cựu chiến binh vô gia cư. Chúng tôi hoàn thuế cho các trạm