Chỉ thiếu mỗi chú chó. Marian không muốn có chó chạy quanh nhà.
Cảnh hạnh phúc này ấn tượng hơn nhiều bởi thực tế là gia đình Robinson
đã vượt qua nhiều khó khăn trong khi trong bộ phim ít có chuyện đó. Dĩ
nhiên luôn có khó khăn với nạn phân biệt chủng tộc: cha mẹ Michelle lớn
lên ở Chicago hồi thập kỷ 50 và 60. Thời đó có rất ít cơ hội cho họ. Việc
phân chia màu da và tuyên truyền sự sợ hãi khiến người da trắng tránh xa
khu họ ở; những người cha người mẹ da đen phải có nghị lực rất cao để
sống được với thu nhập thấp, phố phường bạo lực, khu vui chơi nghèo nàn
và trường học xoàng xĩnh.
Nhưng gia đình Robinson còn gặp một bi kịch khác. Ở tuổi 30, độ tuổi
sung sức nhất, cha Michelle được chẩn đoán mắc chứng đa xơ cứng tế bào
thần kinh
[268]
. Suốt hai mươi lăm năm sau đó, tuy tình trạng sức khỏe cứ
xấu dần, ông vẫn thực hiện nghĩa vụ với gia đình mà không hề ca thán. Mỗi
sáng ông phải dậy sớm hơn một giờ để đi làm, khó khăn với từng động tác
từ lái xe đến cài khuy áo, vẫn cười đùa khi ông phải cố gắng đi lại trong đau
đớn trên sân bóng để xem con trai thi đấu hay ghé qua phòng để hôn con gái
- lúc đầu hơi khập khiễng, sau đó phải nhờ đến hai cây gậy chống, trán ông
đẫm mồ hôi.
Sau khi kết hôn, Michelle giúp tôi hiểu rõ hơn những mất mát đối với gia
đình ẩn sau bệnh tật của cha nàng; gánh nặng đè lên vai mẹ nàng, sự cẩn
trọng vô cùng trong cuộc sống gia đình nàng - chỉ một hoạt động vui chơi
ngoài trời nhỏ nhất cũng phải được tính toán kỹ càng để tránh rắc rối, và
cuộc sống đột nhiên có thể đáng sợ thế nào dưới những tiếng cười.
Nhưng ngoài ra tôi chỉ thấy niềm vui trong nhà Robinson. Với tôi, người
gần như không biết bố mình là ai, người hầu như suốt đời sống hết nơi này
đến nơi khác, gốc gác dòng tộc ở tứ phương thì tổ ấm mà Frasier và Marian
Robinson tạo ra cho con cái họ gợi lên mong ước về cuộc sống ổn định, về
một nơi mà tôi không nhận ra là đang tồn tại. Có lẽ cũng giống như
Michelle nhìn thấy trong tôi một cuộc sống đầy mạo hiểm, rủi ro, luôn di