cho mọi người, và tôi tin tường mọi người Mỹ đều cảm thấy mình có nghĩa
vụ với người khác. Tôi liệt kê ra một danh sách những vấn đề có thể sẽ đề
cập đến - y tế giáo dục, chiến tranh ở lraq.
Nhưng tôi suy nghĩ nhiều hơn cả về tiếng nói của những người tôi đã gặp
trên đường tranh cử. Tôi nhớ đến Tim Wheeler và vợ ông ở Galesburg đang
cố tìm cách làm thế nào để cậu con trai của họ được ghép gan. Tôi nhớ đến
một thanh niên ở East Moline tên là Seamus Ahern đang trên đường đến
lraq - khát khao muốn phục vụ đất nước của cậu, ánh nhìn tự hào và nét e
ngại trên khuôn mặt bố cậu. Tôi nhớ đến một phụ nữ da đen trẻ tôi gặp ở
East St. Louis - tôi không nhớ nổi tên cô - đã kể cô phải nỗ lực thế nào để đi
học đại học trong khi cả nhà cô không ai tốt nghiệp được phổ thông.
Điều làm tôi xúc động không chỉ là nỗ lực, cố gắng của họ. Mà đó là vì
họ có tinh thần quyết tâm, sự tự tin, lòng lạc quan vô tận trước khó khăn.
Tôi nhớ đến những từ mà mục sư Rev. Jeremiah A. Wright Jr. đã từng nói
trong một buổi thuyết giáo.
“Sự táo bạo khi hy vọng.”
Tôi nghĩ đó chính là điều tốt đẹp nhất của tinh thần Mỹ. Nó thể hiện khi
chúng ta dám tin rằng một đất nước đang bị chia rẽ bởi mâu thuẫn sẽ tìm lại
được tính cộng đồng cho dù mọi thứ đều chứng tỏ điều ngược lại, rằng
chúng ta luôn nắm được - và do đó có trách nhiệm - vận mệnh của mình cho
dù chúng ta có thể gặp thất bại, mất việc làm, bị đau ốm hay có tuổi thơ
gian khó.
Tôi nghĩ sự táo bạo đó đã giúp chúng ta kết thành một dân tộc.
Tinh thần hy vọng lan tỏa đó đã giúp gia đình của riêng tôi gắn bó với
nước Mỹ rộng lớn, và cuộc sống của riêng tôi gắn bó với cuộc sống với
những cử tri đã bỏ phiếu cho tôi.
Tôi tắt ti vi và bắt tay vào viết.