BARACK OBAMA - HY VỌNG TÁO BẠO - Trang 392

[83]

Jamcs Madison ( 1751 - 1836): một trong những người sáng lập nước Mỹ, được coi là cha đẻ

của Hiến pháp Mỹ, đồng thời là tổng thống thứ 4 (1809- 1817).

[84]

Alexander Hamillon (1755 - 1804): cũng là người sáng lập nước Mỹ, Bộ trưởng Tài chính

Mỹ đầu tiên, đồng tác giả Luận cương về Chính quyền liên bang.

[85]

Commerce Clause power: theo Hiến pháp Mỹ, Quốc hội có đặc quyền quản lý thương mại

giữa các bang, với các quốc gia khác và với các bộ lạc da đỏ.

[86]

Thủ tục pháp lý hợp lý (due process) nghĩa là nhà nước khi tước đi quyền sống, tự do và sở

hữu tài sản của một người thì đồng thời phải tôn trọng tất cả những quyền hợp pháp khác của người
đó thông qua việc phải tiến hành những thủ tục pháp lý hợp lý. Bảo vệ công bằng (equal protection)
nghĩa là nhà nước không được tước đi quyền được pháp luật bảo vệ như nhau của mọi công dân.

[87]

Thuyết Sáng tạo thông minh (intelligent design) cho rằng vụ trụ và sự sống là hiện tượng quá

phức tạp, không thể do ngẫu nhiên - ví dụ, quá trình chọn lọc tự nhiên - xuất hiện được, mà phải có
một đấng sáng tạo nghĩ ra.

[88]

“Deliberative democracy" - dân chủ thảo luận: một hệ thống quyết định chính trị dựa trên

việc ra quyết định đồng thuận và dân chủ đại diện. "Dân chủ thảo luận" nhấn mạnh rằng quá trình
làm luật phải bắt nguồn từ sự thảo luận và cân nhắc của toàn thể người dân.

[89]

Ý nói làm chính là cung giống như làm xúc xích. khi làm thường rất bẩn. như người ta th~mg

nói là với hai thứ này thi chỉ nên ngắm sản phẩm chứ không ai muốn nhìn quá trình làm ra nó.

[90]

Joseph Ellis (1943- ): Giáo sư sử học, được trao giải Pulilzer về sử học năm 2001.

[91]

Dred Scott (1799- 1 858): người Mỹ da đen, đã từng là nô lệ, khởi kiện đòi được trở thành

một người tự do và bị Tòa án Tối cao bác bỏ với lý lẽ là người Mỹ da đen không được coi là công
dân Mỹ nên không có quyền khởi kiện tại tòa án (1857).

[92]

Great Compromise hay còn gọi là Thỏa ước Connecticut (1787), nội dung chính là quy định

cơ quan lập pháp có hai bộ phận là Thượng viện và Hạ viện, trong đó số đại biểu của các bang ở Hạ
viện được tính theo dân số bang. Điều này dẫn đến một vấn đề khác là các bang miền Nam - nơi tồn
tại chế độ nô lệ - đòi tính người nô lệ vào dân số bang còn các bang miền Bắc phản đối điều này. Kết
quả là họ thỏa thuận một nô lệ được coi là tương đương 3/5 một công dân.

[93]

Điều khoản 3/5 (three–fifty Clause) quy định mỗi nô lệ tương đương 3/5 một công dân đã nói

ở trên. Điều khoản này bị bỏ đi trong Hiến pháp sửa đồi lần thứ 14 (1868).

Điều khoản nô lệ bỏ trốn (fugitive slave clause) quy định nô lệ bỏ trốn sang bang khác phải bị trả

về với chủ sở hữu tai bang họ bỏ trốn. Điều khỏan này đã bị bỏ đi trong Hiến pháp sửa đồi lần thứ
13 (1865).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.