Tôi không định phóng đại ở đây bằng cách nói rằng các cuộc thăm dò ý
kiến đều sai và mọi sự khác biệt về chủng tộc, tín ngưỡng, vùng miền hay
kinh tế của chúng ta đều không đáng kể. Tại bang Illinois này, cũng như ở
tất cả mọi nơi khác, nạn nạo phá thai làm mọi người buồn phiền. Ở một vài
nơi của bang, đề cập đến kiểm soát súng lại là sự xúc phạm. Thái độ của
người dân đối với mọi vấn đề - từ thuế thu nhập đến cảnh làm tình trên ti vi
- vô cùng trái ngược nhau giữa nơi này và nơi khác.
Phải khẳng định rằng trên khắp bang Illinois cũng như trên toàn nước
Mỹ đang xảy ra quá trình giao thoa liên tục giữa con người và giữa các nền
văn hóa, một sự va chạm không hoàn toàn có trật tự nhưng nhìn chung là
êm ả. Các tính cách trộn lẫn với nhau, rồi hợp nhất lại theo kiểu mới.
Không còn có thể đoán trước được đức tin.
Những kỳ vọng dễ dãi hay lời giải thích đơn giản dần mất ý nghĩa. Nếu
dành thời gian nói chuyện nghiêm túc với người Mỹ, bạn sẽ thấy rằng đa số
người theo đạo Tin lành khoáng đạt hơn so với nhưng gì báo đài nói với
chúng ta, đa số người không theo đạo lại có tính tâm linh hơn. Đa số người
giàu muốn người nghèo đạt được thành công, còn đa số người nghèo vừa tự
phê phán bản thân nhiều hơn vừa có tham vọng lớn hơn quan niệm thông
thường. Đa số những người Cộng hòa cực đoan nhất lại có 40% tính Dân
chủ và ngược lại. Cái vỏ chính trị tự do hay bảo thủ rất ít tạo dấu ấn lên tính
cách cá nhân của mọi người.
Tất cả nhưng điều đó đặt ra một câu hỏi: Vậy cái gì là giá trị chung của
người Mỹ chúng ta? Tất nhiên đó không phải là cách chúng ta thường trình
bày vấn đề; văn hóa chính trị của chúng ta ổn định trong khi các giá trị va
chạm với nhau. Ví dụ là hậu quả của cuộc bầu ra năm 2004, một cuộc điều
tra toàn quốc đối với cử tri ngay sau khi họ bỏ phiếu đã cho thấy cử tri coi
“giá trị đạo đức” là yếu tố quyết định lá phiếu của họ. Các nhà bình luận tập
trung ngay vào số liệu này và dựa vào đó cho rằng những vấn đề xã hội gây
tranh cãi nhất trong cuộc bầu cử - đặc biệt là hôn nhân đồng giới - đã làm