Những từ này chính là điểm khởi đầu của chúng ta với tư cách là người
Mỹ, không chỉ mô tả nền móng của chính phủ mà còn là cốt lõi niềm tin
chung của chúng ta. Không phải người Mỹ nào cũng nhắc lại được câu này;
rất ít người, nếu được hỏi, có thể kể lại được nguồn gốc cửa Tuyên ngôn
Độc lập là từ tư tưởng tự do và cộng hòa hội thế kỷ mười tám. Nhưng bất
cứ người Mỹ nào cũng hiểu ý nghĩa những câu chữ đó - rằng tất cả chúng ta
sinh ra trên đời là được tự do; rằng mỗi chúng ta đều có những quyền mà
không một ai, không một nhà nước nào có thể tước đoạt nếu không có lý do
hợp lý; rằng thông qua người đại diện của chúng ta, chúng ta có thể, và phải
xây dựng cuộc sống chúng ta bằng những thứ chúng ta muốn. Ý nghĩa đó,
từng ngày từng giờ, định hướng chúng ta, là cơ sở cách thức cư xử của
chúng ta.
Thực tế, giá trị tự do cá nhân ăn sâu trong chúng ta đến mức chúng ta có
xu hướng coi nó là bình thường, hiển nhiên. Chúng ta dễ dàng quên rằng
khi mới lập quốc, bản chất, ý nghĩa của khái niệm tự do là cực kỳ cấp tiến,
ngang với những gì Martin Luther
[51]
đã dán lên cửa nhà thờ. Đó là một
giá trị mà một số nơi trên thế giới này vẫn không chấp nhận, và một phần
nhân loại lớn hơn chỉ thấy rất ít minh chứng cho nó trong cuộc sống hàng
ngày.
Tôi đánh giá cao Đạo luật Quyền công dân phần lớn là nhờ thời thơ ấu
của tôi ở Indonesia và vì tôi vẫn còn người thân ở Kenya, những nước mà
quyền cá nhân gân như hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng tự kiềm chế của
vài ông tướng quân đội hay ý tưởng bất chợt của bộ máy quan liêu tham
nhũng. Tôi vẫn nhớ lần đầu tiên tôi đưa Michelle về Kenya, ngay trước khi
chúng tôi tổ chức lễ cưới. Là một người Mỹ gốc Phi, Michelle rất hào hứng
với ý tưởng được thăm quê cha đất tổ, và chúng tôi đã có khoảng thời gian
rất vui vẻ, thăm bà tôi ở phía Bắc, lang thang trên những con phố thủ đô
Nairobi, cắm trại Ở Serengeti, câu cá ở đảo Lamu.