khẳng định với người bán rằng bạn có đủ khả năng tài chính để tiến hành
vụ mua bán này.
3. Nếu bạn thanh toán bằng tiền mặt hoặc thanh toán ngay theo hợp
đồng lớn, hãy nhấn mạnh chi tiết này với người bán. Tiền mặt bao giờ cũng
được đánh giá cao. Nếu bạn có tiền mặt, hãy dùng nó để củng cố sự tín
nhiệm của bạn.
4. Nhấn mạnh thế mạnh của bạn, sự ổn định trong công việc và trong
cộng đồng, kinh nghiệm đầu tư và các nhân tố khác có thể chứng minh rằng
bạn có khả năng và mong muốn việc mua bán kết thúc nhanh chóng.
5. Tránh những điều khoản “nước đôi” lòng vòng trong đề xuất của
bạn. Một điều khoản lòng vòng là bất cứ điều khoản nào làm cho bạn tránh
né hoặc đánh tháo hợp đồng mà không phải chịu trách nhiệm. Một trong
những kiểu điều khoản như vậy là: “Đề xuất này sẽ phải được luật sư của
tôi chấp thuận trước khi có hiệu lực”. Nếu bạn cần tư vấn luật sư, hãy làm
việc đó trước khi bắt đầu đàm phán hợp đồng. (Ở một số bang, theo thông
lệ, luật sư thường tham gia vào đàm phán các hợp đồng mua bán bất động
sản. Nhưng dù vậy thì lời khuyên này vẫn có giá trị. Đề xuất mua của bạn
càng chắc chắn bao nhiêu thì người bán càng coi bạn là người mua nghiêm
túc bấy nhiêu và càng có nhiều ưu đãi hơn trong hợp đồng).
6. Hãy tránh những điều khoản dự phòng không xác định như: “Đề
xuất này tuỳ thuộc vào việc huy động được 10 ngàn đô la từ một cổ đông
kinh doanh của tôi” hoặc “Tuỳ thuộc vào việc đặt bất động sản thay thế
theo mục 1031.” Thỉnh thoảng,
có nhiều ông bà chủ nhà lại viết trong đề xuất chào bán của họ: “Tuỳ
thuộc vào việc bán được ngôi nhà hiện tại của chúng tôi.” Những điều
khoản như thế này làm người ta nghi ngờ và lo lắng. Nếu bạn cứ viết kín
bản hợp đồng với “nếu, và, nhưng” thì người bán rất ngại chấp nhận nó.
7. Khi bạn viết những điều khoản dự phòng trong đề xuất mua của
bạn, hãy làm cho chúng có tính chất xác định rõ ràng và thời hạn ngắn như
kiểu: “Người mua sẽ có được báo cáo kiểm tra nhà trong vòng năm ngày,”
“Người mua đồng ý nộp đơn xin vay thế chấp trong vòng 48 giờ,” hoặc