Một chiều, đồng chí Thuận và anh K. (5)lợi dụng lúc cùng ra bể nước
rửa bát, trao đổi tình hình. Anh K. khuyên đồng chí Thuận nhận "trong
kháng chiến có vào thanh niên, có làm liên lạc" để cho chúng lập được hồ
sơ, còn nguyên tắc phải tuyệt đối bảo vệ bí mật của Đảng, bảo vệ cơ sở,
bảo vệ đồng chí, cần sống để trở về hoạt động.
-----
(5) Một chiến sĩ cách mạng, bạn rất thân của đồng chí Thuận, bị bắt, bị
địch tra tấn chết đi sống lại nhưng không khai, bảo toàn được cơ sở cách
mạng.
Suốt đêm ấy, đồng chí Thuận tính toán phân vân. Sáng sau, khi địch
căn vặn, đồng chí chỉ nhận "hồi 1945, 1946, có vào thanh niên cứu quốc,
trước làm bình dân học vụ, sau làm liên lạc..." Mặc dầu không khai thêm
điều gì và ngay những điều đã khai cũng không đúng sự thật, nhưng cả
ngày và đêm đó đồng chí Thuận đã tự phê phán nghiêm khắc việc làm đó,
coi đó là biểu hiện của sự đầu hàng, khuất phục trước quân thù, nuôi ảo
tưởng ở quân thù, ranh giới địch ta chưa dứt khoát, bỏ nhiệm vụ đấu tranh
hiện tại, yếu đuối, non kém, không bảo toàn khí tiết... Đó là một sai lầm,
ghi lại để răn mình suốt đời. Suốt đêm đó đồng chí không hề chợp mắt, tự
phê phán và chuẩn bị tư tưởng bước vào đợt đấu tranh ác liệt sắp tới...
Không phải đợi lâu, đợt đứng đèn thứ hai đến ngay sáng hôm sau. Qua
một đêm tự phê bình, tôi cảm thấy bình tĩnh. Vừa vào phòng điều tra, liếc
xem cung cách của chúng, tôi biết ngay lần này lại món đứng đèn. Nhưng
hai cái bóng đèn hôm nay sao mà to vậy? To quá! Nhìn hai bóng đèn to quá
cỡ, tôi lẳng lặng đứng vào bên tường, không cần để chúng phải khiến. Tôi
thầm nhủ: "Kỳ này tao sẽ đứng lâu hơn kỳ trước cho chúng mày biết tay.
Chúng mày đừng tưởng tao đã dao động và đầu hàng chúng mày đâu!".
Với cái đau, có ai lại nói rằng quen được bao giờ, tôi nghiệm thấy như
thế. Da thịt con người ta bị chạm đến là đau, lần nào cũng giống lần nào,