trọi một cái gầu. Trên lưng giếng vẫn con số 1921 mốc rêu. Cách đây 16
năm tôi đã thấy nó, y hệt thế.
Nhưng trên chòi gác, bọn lính đứng đầy. Và chúng án kín cả tầng dưới
nữa.
Chúng gọi tên, đếm số rồi lần lượt đưa chúng tôi vào các "phòng"
giam. Tôi vào "phòng" 6. "Phòng" này ở cái dãy trước kia tôi vẫn đến khám
bệnh, cái dãy tôi có thể thuộc từng viên gạch bó hè sứt sẹo ra sao. Nhìn cái
hiên dài dặc tráng xi măng, tôi vụt thấy lại hình ảnh anh Lê Duẩn ngồi xe
chỉ, mặc áo xanh cụt tay chui cổ và chiếc quần cụt, bộ "tù phục" của Côn
Đảo... Còn cái "phòng" 5, bên cạnh "phòng" 5 này, đúng vào hôm tầu Phú
Quốc ra đón, anh Vương Văn Huống (3)đã đào được ở dưới hầm bí mật lên
một rương đầy sách, do các đồng chí bị tù từ năm 1930 chôn giấu. Một
rương toàn sách lý luận bằng tiếng Pháp hoặc đã dịch ra tiếng Việt. Tôi
được giao giữ cuốn "Nguyên lý chủ nghĩa Mác - Lênin" và một cuốn mất
bìa, nhưng nội dung viết về triết học. Cả hai cuốn đều chép tay...
-----
(1) Tên một nhà lao từ thời Pháp, nơi nhốt tù làm nghề
thủ công.
(2) Bệnh xá.
(3) Anh Vương Văn Huống đã hy sinh trong kháng chiến.
Đối diện "phòng" 6, ở dãy bên kia trước đây là nhà xác. Hồi ấy, sáng
nào chẳng có xe đến kéo xác tù ra vùi ở nghĩa địa Hàng Dương. Có ngày,
chính mắt tôi trông thấy lôi đi đúng ba mươi cái thây bọc trong bao bàng xơ
xác. Những nấm mồ của các đồng chí ta bây giờ còn không? Tôi bất giác
muốn được qua Hàng Dương viếng thăm. Không chừng tôi sẽ đó "khai hội"
cùng với các đồng chí ta thôi.