BẤT KHUẤT - Trang 83

một người bạn cũ và anh em ở khám 11 kể lại cho biết tình hình Côn Đảo
và tình hình lao 1 mấy năm qua...

... Côn Lôn là một quần đảo nhỏ gồm hơn mười hòn đảo lớn bé - nào

Hòn Bãi Cạn, Hòn Cau, Hòn Yến, nào Hòn Tre, Hòn Chuối, Hòn Dừa... -
cách Sài Gòn khoảng 14 đến 18 giờ tầu biển.

Năm năm, tháng tháng, ngày ngày, sừng sững với những quả núi đá

gan gà, đá tai mèo cao hơn 300 mét trùng trùng điệp điệp, Côn Lôn phơi
mình giữa tiếng gió gào sóng thét. Mùa gió chướng, cả Côn Đảo rung lên vì
sức gió thổi, các má nhà lao bằng ngói móc tưởng chừng sắp bị gió lùa quét
tung cả đi. Thiên nhiên hùng vĩ và chế độ lao tù bạo tàn, đó là hai nét đặc
sắc của Côn Đảo.

Cách đây hơn một trăm năm, Côn Đảo có chừng hơn ba nghìn dân

sinh sống bằng nghề chài lưới và cày cấy tại hai làng Cỏ Ống và An Hải.
Mở màn xâm lược nước ta, thực dân Pháp đã lấy Côn Đảo làm căn cứ quân
sự tiến đánh sáu tỉnh miền Đông Nam Bộ. Sau đó chúng chọn Côn Đảo làm
nơi giam tù lớn nhất ở Đông Dương. Hơn ba nghìn dân bị đuổi hết đi nơi
khác. Côn Đảo từ đó không có bóng một người dân thường, chỉ có hai lớp
người: tù và những nhân viên bộ máy thống trị, đàn áp của địch.

Trong tiếng nói của dân tộc ta, hai chữ Côn Đảo có sức truyền cảm rất

mạnh. Nó dựng chí căm thù, nó khơi lòng yêu nước. Bởi vì Côn Đảo,
miếng đất hẻo lánh giam tù ấy đã gắn liền với lịch sử cách mạng giải phóng
dân tộc của nước ta. Từ phong trào Cần Vương, phong trào Văn Thân
chống Pháp đến phong trào khởi nghĩa Yên Bái và nhất là phong trào cách
mạng dân tộc dân chủ do Đảng lãnh đạo, biết bao các bậc tiền bối cách
mạng đã bị giam cầm và hy sinh ở đấy! Các đồng chí lãnh đạo Đảng và
Nhà nước ta hầu hết đã trải qua nhà tù Côn Đảo, như các đồng chí Lê Hồng
Phong, Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng, Lê Đức
Thọ, Lê Thanh Nghị, Lê Văn Lương, Hoàng Quốc Việt...

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.