Nhưng nàng không trở lại.
Zotov không có ai để có thể tâm sự được tại sao chàng lại phải sống
trong một căn nhà lạnh lẽo, bẩn thỉu với cái mụ già ấy và ba đứa cháu của
mụ, lại thêm cái giường của chàng là cái nắp thùng cũ chẳng có chút tiện
nghi nào như vậy. Trước đây, hồi năm 1941 giữa những đoàn chàng trai
đông vô cùng ấy, chúng đã cười nhiều lần, chê cười chàng vì chàng nói
rằng "chàng yêu vợ lắm", rằng chàng có ý đặt niềm tin vào nàng cho đến
khi hết chiến tranh, còn nàng thì phải giữ mãi sự trung trinh đối với chàng.
Bọn bằng hữu mới mẻ ấy đã cười rú cả lên, đấm thùm thụp vào lưng chàng
y như một bọn điên, rồi bọn bằng hữu ấy khuyên chàng là hãy cố hi vọng,
đừng bao giờ để mất hi vọng nhé! Từ đấy, chàng không còn nói những điều
ấy ra làm gì nữa. Nhưng thỉnh thoảng, vì những giày vò trong tâm can,
những buồn rầu ghê gớm chịu không nổi tự nhiên vụt đến, nhất là những
lúc nửa đêm chàng chợt thức giấc rồi suy nghĩ lo lắng trong lòng không
hiểu vợ mình bây giờ sao, bây giờ nàng ở mãi xa xôi, trong vùng của quân
Đức, và nàng đang chờ ngày khai hoa nở nhụy.
Nhưng cũng không phải là vì lý do vợ chàng mà chàng lúc nãy từ chối
lời đề nghị của nàng Valia. Vì lý do Paulina nhiều hơn.
Và cũng lại chẳng thực sự vì lý do Paulia nữa, mà là vì…
Paulina, cô gái xứ Kiew có nước da mịn tuyệt vời, mái tóc ngắn, cô là
một trong những cô sống với mụ Aunt Frosya và làm việc ở nhà bưu điện.
Cứ lúc nào có thì giờ rảnh, là Zotov lại đến nhà bưu điện để đọc báo, đa số
các báo thường đến rất trễ, đến bất thường và đến từng chuyến một. Đến
đọc như vậy, chàng được đọc sớm hơn, và trong cùng một lúc có thể xem
được tất cả các báo thay vì mỗi lần chỉ được đọc một hay hai tờ. Có điều
nhà bưu điện, không phải là phòng đọc sách báo, không ai bắt buộc phải để
cho chàng đọc báo, nhưng nàng Paulina thì rất thông cảm với chàng, cô
đem tất cả các báo ra cho chàng đọc, vì thế chàng có thể đứng vào một góc
ghi sê nào đấy có nhiều gió mát mà đọc xấp báo. Đối với Paulina, cũng như