chả thấy Phoebe đâu cả. Bỗng tôi thấy một con bé trạc tuổi em tôi, nó ngồi
bên ghế băng một mình kẹp giày trượt. Tôi nghĩ có lẽ nó biết Phoebe và sẽ
bảo tôi tìm cô bé ởđâu. Tôi lại gần ngồi xuống bên cạnh, hỏi:
- Em có biết Phoebe Caulfield không?
- Ai cơ?- Con bé hỏi. Nó mặc quần và có lẽđến hai chục cái áo len. Rõ ràng
là nó được người nhà đan áo cho, nhưng chiếc áo thô kệch, to xù.
- Phoebe Caulfield ấy. Sống ởđường Bảy mươi mốt. Nó học lớp 4.
- Thế anh biết Phoebe ư?
- Đúng thế. Anh là anh nó mà. Em có biết nó đang ởđâu không?
- Bạn ấy học lớp cô Callon à?- Con bé hỏi.
- Anh không biết, có lẽđúng vậy.
- Vậy thì bây giờ họđang ở viện bảo tàng. Lớp emđến đó thứ bảy tuần
trước.
- Bảo tàng nào?- Tôi hỏi.
Con bé nhún vai.
- Em không biết,- nó nói.- Đơn giản là ở viện bảo tàng
- Anh hiểu, nhưng đó là viện bảo tàng treo tranh hay viện bảo tàng có người
da đỏ?
- Có người da đỏ.
- Cám ơn em nhiều.
Tôi đứng dậy, muốn đi, nhưng chợt nhớ hôm nay là chủ nhật.
- Nhưng hôm nay là chủ nhật cơ mà!- Tôi nói với con bé.
- À. Thế thì họ không cóởđó.
Nó không sao k ẹp đựơc giày trượt. Tôi giúp nó kẹp chặt giày. Thật quái
đản, đến cả trăm năm rồi tôi không động đến khóa. Nhưng cái đó chẳng có
nghĩa l ý gì. Có thể năm mươi năm sau,đặt khóa kéo vào tay tôi, dù vào ban
đêm, trong bóng tối, tôi cũng nhận ra ngay rằng đó là khóa giày trượt băng.
Con bé cảm ơn tôi, khi tôi vặn chặt giày. Một đứa lịch sự, niềm nởđấy chứ.
Thật thú vị khi bạn giúp một con bé và nó nói với bạn câu cảm ơn lịch sự,
đáng yêu đến vậy. Bọn nhóc, nói chung, rất khá. Tôi hỏi con bé có muốn
uống chút đỉnh sôcôla nóng không nhưng nó đáp: "Cám ơn, em không
muốn”. Nó nói một cô bạn gái đang đợi nó. Cái lũ nhóc con này tứ thời có
ai đó chờđợi. Thật nực cười.