thôi đó cả bên trường Whootton, lẫn trường Elkton Hills, đúng không?
Câu ấy ông già thốt ra bằng một giọng chẳng những độc địa, mà còn thù
địch.
- Em không hề gặp một chuyện lôi thôi nào bên trường Elkton Hills. Em
ch ẳng trượt môn nào bên trường ấy. Em chỉ thôi học – thế thôi. Chứ
chẳng phải bị đuổi ạ.
- Tôi hỏi thẳng nhé, tại sao thế?
- Tại sao ư ? Đó là cả một câu chuyện dài, thưa thầy – Chuyện đó đại để
khá
r ắc rối ạ.
Tôi ch ẳng muốn kể với ông ấy chút nào đầu đuôi câu chuyện. Vì có kể
hết, ông ấy cũng chẳng chịu hiểu cho. Vượt quá sức tưởng tượng của ông
ấy. Tôi từ giã Elkton Hills chẳng qua chỉ vì bên ấy đầy rẫy một lũ rởm đời,
thếđấy. Rởm đời lộ liễu đến mức bạn phải chết ngốt tức khắc, nếu cứ học
mãi bên ấy. Như lão hiệu trưởng của trường, lão Haass, chẳng hạn. Tôi chưa
từng gặp kẻ nào rởm đời, đê tiện đến mức ấy. Còn tệ gấp mười lão Thurmer
bên này. Chẳng hạn, chủ nhật nào lão cũng chạy ra, rối rít bắt tay, bắt chân
tất cả các vị phụ huynh đến thăm con. Lão tươi cười, lịch duyệt đố ai bằng.
Nhưng chẳng phải ai lão cũng tay bắt mặt mừng như nhau bởi vì bố mẹ bọn
học trò cũng có kẻ giàu sụ, người túng quẫn. Các bạn cứ nhìn cung cách lão
chào hỏi bố mẹ thằng ở cạnh phòng tôi, chẳng hạn, là khắc biết. Nếu mẹđứa
nào quá đẫy đà hoặc ăn mặc quê mùa quá, hoặc bố nó mà thắng bộ com-lê
vai hếch quá, còn giầy thì không hợp thời trang chỗđen, chỗ trắng lam
nham, thì lão chỉ chìa cho có đúng hai ngón tay, gượng gạo cười mỉm, rồi
quay ngoắt sang trò chuyện với bố mẹđứa khác, lắm lúc cả nửa tiếng đồng
hồ là ít ! Gì chứ trò đó thì tôi chịu, xực hết nổi. Máu tôi lập tức sôi lên. Tức
đến muốn phát điên. Tôi căm ghét cái trường Elkton Hills thổ tảấy chẳng
biết đểđâu cho hết.
Ông già Spencer l ại hỏi thêm câu gì đó, nhưng tôi không nghe. Tôi
đang mãi nghĩđến cái lão Haass đê tiện.
- Thầy bảo gì em thếạ? – tôi hỏi.
- Thế cậu có buồn không, khi phải từ giã Pencey?
- Có chứ, dĩ nhiên cũng chỉ hơi buồn chút đỉnh thôi. Dĩ nhiên… nhưng dẫu