- Thầy không biết, thầy không biết.
Tôi chúa ghét cái tật cứ lầu bà lầu bầu kiểu đó.
- Ai mà chả thế – tôi nói – ai mà chả qua cái tuổi đó, hả thầy? Thật đấy, thầy
đừ ng quá buồn phiền về em. – Thậm chí tôi còn vỗ vỗ lên vai ông
Spencer – Thầy đừng quá buồn phiền nhé!
- Cậu có muốn uống một cốc sôcôla nóng cho ấm bụng không? Bà Spencer
nhà tôi sẽ rất lấy làm sung sướng…
- Em rất muốn, thật đấy, nhưng emđang rất vội. Phải chạy tới phòng tập thể
d ục gấp. Rất cảm ơn thầy. Cảm ơn thầy nhiều lắm.
Th ế là hai thầy trò bắt tay nhau. Rồi cả các thứ lễ nghi lúc chia tay, dĩ
nhiên. Nhưng chẳng hiểu sao tôi bỗng thấy buồn khủng khiếp.
- Em sẽ viết thư cho thầy. Thầy nhớ giữ gìn sức khoẻ khi dứt cúm, thầy nhé!
- Thôi, đi nhé, ông tướng con! Nhưng lúc tôi vừa khép cửa, bước ra phòng
ăn, thì ông già Spencer liền cất
ti ếng gọi với theo sau lưng nhưng tôi không nghe ra, tuy rằng ông hét
rất to. Hình như ông chúc tôi “Đi mạnh giỏi nhé!”. Mà không chừng chẳng
phải thế. Tôi hy vọng vậy. Có các vàng mà bảo tôi chúc thế, tôi cũng cóc
làm. Một thói quen đến là bỉổi, các bạn cứ ngẫm mà xem.
3
Tôi chúa hay nói d ối, trên đời đố ai sánh kịp. Một tật xấu thật đáng
tởm. Rõ ràng tôi đang ra hiệu sách để mua một tờ báo vớ vẩn gìđó, nhưng
nếu thình lình có ai hỏi đi đâu, tôi sẽ không chút ngần ngại, bảo ngay: đi
xem ca kịch đằng rạp Ôpêra. Thật kinh khủng! Tôi bảo với ông già Spencer
phải đến phòng tập thể thao gấp để thu dọn các thứđồđạc linh tinh, nói dối
đấy. Kỳ thực, tôi chẳng đời nào dại dột để một thứ gì đằng cái phòng thổ
tảấy.
Nh ững ngày còn học ởđó, tôi trọ tại khu ký túc mới, nằm ngay trong
toà nhà mang tên lão Ossenburger. Khu ấy chỉ dành cho học sinh các lớp
cuối cấp và đầu cấp. Tôi thuộc loại mới vào học, còn thằng ở cùng phòng
thuộc loại sắp ra trường. Toà nhà được đặt tên như vậy để ghi nhớ lạo
Ossenburger, một học sinh cũ của trường Pencey. Ra trường, lão kiếm được
cảđống tiền nhờ mở một văn phòng mai táng. Xó xỉnh nào trong tiểu bang
cũng có chi nhánh của lão. Những chi nhánh ấy, chắc ai cũng biết rõ, vì họ