nào đó họ sẽ học ở cậu, nếu cậu có điều gì đó nói với họ. Sự giúp đỡ lẫn
nhau thật tuyệt diệu. Và nó không chỉ có trong kiến thức. Nó có trong cả
thơ ca, lịch sử. - Thầy dừng lại, hớp một ngụm trong cốc và lại bắt đầu nói.
Thầy bị lôi cuốn đến khủng khiếp. May mà tôi không ngắt lời, không ngăn
thầy lại.
- Tôi không muốn gợi cho cậu, rằng chỉ những người uyên bác, có học vấn
m ới có thể góp phần quý giá cho đời. Không phải vậy. Nhưng tôi khẳng
định rằng những người như vậy, trong điều kiện họ cũng là những người tài
năng, đầu óc sáng tạo (nhưng đáng tiếc là họ rất hiếm), những con người
này để lại cho đời sau di sản quý giá gấp bội so với những người chỉ tài ba
và có óc sáng tạo. Họ diễn giải ý nghĩ của mình dễ hiểu hết mức, họ kiên trì
và bền bỉ tiến hành ý định của họ đến cùng. Và điều quan trọng nhất là cả
mười trường hợp trong số mười người của khoa học bao giờ cũng khiêm
tốn gấp bội so với người không có học mặc dù biết tư duy. Cậu có hiểu tôi
nói gì không?
- Có, thưa thầy.
Th ầy im lặng khá lâu. Tôi không biết bạn có thường gặp phải trường
hợp này không, nhưng ngồi chờ người khác suy nghĩđiều gì đó một lúc lâu
rồi lại bắt đầu nói thì khó kinh khủng, nói có Chúa chứng giám. Tôi cố hết
sức để khỏi ngáp. Và không phải vì tôi chán nghe, tuyệt nhiên không,
nhưng tự nhiên bị cơn buồn ngủ khủng khiếp ập đến.
- Còn có một lợi thế nữa mà khoa học đem đến cho cậu. Nếu cậu chuyên
tâm
đủ trong các giờ học, cậu sẽ nhận được khái niệm về khả năng trí tuệ
của mình. Những gì cậu đã rõ, những gì chưa. Và sau một thời gian, cậu sẽ
hiểu được cách suy nghĩ nào hợp với cậu, cách nào không. Và cáiđó sẽ giúp
cậu không phung phí nhiều thời giờ vào việc gán cho mình một cách suy
nghĩ nào đó mà cậu hoàn toàn không thấy có lợi hoặc không hợp. Cậu sẽ
nhận biết được thước đo chuẩn mực nhất của mình, và sẽ lựa chọn bộ trang
phục trí tuệ của cậu theo đúng thước đo đó.
B ỗng tôi ngáp một cái rộng đến tận mang tai. Đồ súc vật thô bỉ, tôi biết
vậy, nhưng tôi có thể làm được điều gì? Vậy mà thầy Antolini chỉ phá lên
cười.