Gô-gôn đã tả, có thể bay đến giữa sông Dơ-nhi-ép. Và đúng thế, phải mất
bao thời gian cho loài chim có thể sải cánh bay vượt qua mặt gương mênh
mông như vậy? Nói chi một chiếc tàu phà chậm như rùa.
Một chiếc tàu dắt nhỏ cố hết sức kéo một chiếc sà lan lớn chật cứng
người, xe tải và ô tô. Trông thấy nó đã kiệt lực, người ta tự hỏi liệu nó có
đủ sức để cập bờ trái không?
Trên những tàu phà và những sà lan, chỉ thấy toàn dân thường. Như vậy
bộ đội ta đã đứng vững và không có ý định rút qua sông Dơ-nhi-ép. Điều
đó làm ta sung sướng. Và tôi nhẩm trong óc khẩu hiệu hàng ngày tôi đọc
trong mắt các chiến hữu cũng như nhiều lần nhìn thấy trong cặp mắt đau
khổ của những người nông dân U-cra-i-na: “Không lùi một bước! Chúng ta
không để cho kẻ thù vượt qua sông Đơ-nhi-ép”.
Từ sáng đến tối mịt, chúng tôi bảo vệ bầu trời trên khu vực, quy định
nhiệm vụ mới này đòi hỏi mỗi người chúng tôi không những lòng can đảm.
mà còn cả sự khôn ngoan và khéo léo.
“Lưỡi kéo” là một trong những cải cách chiến thuật xuất hiện ở trung
đoàn. Tôi không có khuynh hướng tự nhận mình đã sáng tạo ra thủ đoạn
chiến thuật đó, nhưng tôi kiên quyết khẳng định: nó chỉ là kết quả của sự áp
dụng đội hình hai chiếc mà tôi đã cổ vũ và đấu tranh đòi thực hiện.
Muốn hình dung thể nào là “lưỡi kéo”, ta hãy tưởng tượng một dây
chuyển tám chiếc một đội. Hai chiếc máy bay, trên cùng một đường bay
định kỳ tách ra và nhập vào nhau. Như vậy có thể không những yểm hộ cho
nhau mà còn quan sát được một khoảng không gian rộng. Cùng với thời
gian, các “lưỡi kéo” trở thành chiến thuật chủ bài chủ yếu của chúng tôi.
Vào những ngày này, trong khi trên các máy bay tiêm kích, chúng tôi
yểm hộ sự qua lại trên sông Dơ-nhi-ép, chiến đấu với bọn Mét-xe, thì các
máy bay IL của chúng tôi được những chiếc Mích bảo vệ, tiến công vào
những đoàn quân địch trên những con đường bên kia sông Đơ-nhi-ép.
Một lần, bay làm nhiệm vụ về, tôi vào sở chỉ huy và thấy cô điện thoại
viên Va-li-a mắt đỏ hoe. Cô khóc làm tôi sửng sốt và lo lắng: chúng tôi đã