đã thấy tất cả. Quân đội của Hit-le đã bố trí bên kia bờ sông Prút và những
nòng pháo đang chĩa vào chúng ta? Cái gì sẽ xảy ra, chúng ta chờ cái gì?
Chúng tôi sẽ đi đâu, những người già như chúng tôi. Nếu như tôi còn trẻ,
tôi sẽ đi ngay hôm nay đến Nga. Chúng tôi cầu mong cho nước Nga ngày
càng hùng mạnh; bọn Hít-le đến đây sẽ vỡ mặt, nếu không thì chỉ còn là
điều bất hạnh.
Tôi chạy vội ra sân bay. Dọc đường, tôi nghĩ đến ông già, đến những lời
của ông. Lúc mới đến ở, ông biểu thị thái độ khinh miệt chúng tôi, rồi thay
bằng sự lãnh đạm, và đến nay thì một mối thiện cảm chân thành.
Đến sân bay, tôi mới nhớ ra vì sao mình đã tạt qua chỗ ở cũ: để lấy
những mảnh lụa gửi cho Ma-ri-a. Thế mà lại quên mất? “Thôi, - Tôi tự an
ủi - Để lần sau mình sẽ nhờ chủ nhà khâu hộ cái gói đó vào trong một túi
vải và nhất định sẽ gửi đi”.
Nhưng việc hạ cánh xuống Bi-en-xư lần sau đã gặp sự chậm trễ kéo dài.
Ai ngờ tôi chỉ quay lại thành phố này ba năm sau, khi quân đội Xô-viết đã
giải phóng Môn-đa-vi-a khỏi ách phát xít Đức.
6
Chúng tôi đã chuyển về Mai-a-ki ba chiếc Mích cuối cùng. Rất sung
sướng, tôi nghĩ: nhiệm vụ đã hoàn thành để lao vào luyện tập. Tôi đã báo
cáo lại: chỉ trong những trận luyện tập không chiến căng thẳng - chứ không
phải các cuộc bay tự do - mới có thể hoàn thiện những kỹ thuật bay cao cấp
và củng cố các thói quen cần thiết.
Nhưng sự việc xảy ra lại khác. Sau khi nghe tôi báo cáo nhiệm vụ đã
hoàn thành, Vích-to Pê-tơ-rô-vích nói: “Tốt lắm” như thường lệ, rồi dặn
thêm:
- Còn một công tác nữa phải làm, sau đó đồng chí có thể nghỉ một chút.
Phải đem ngay ba chiếc Mích đến nơi huấn luyện của các phi đội trưởng.
Công việc không giản đơn vì trước hết là phải hạ cánh xuống Gri-gô-ri-ô-
pôn để lấy thêm hai chiếc rời, tiếp tục cuộc hành trình với năm chiếc. Có
thế thôi.