Đó là tất cả những lời mà Gô-lu-bi-ép thêm vào câu chuyện kể của Xu-
khốp.
Đối với những hành động cao cả như vậy, người ta tặng huân chương và
kể lại trên báo chí. Nhưng, trong cao trào của cuộc phản công, khi các phi
công mỗi ngày đều nêu những gương dũng cảm, tinh thần chủ động, trung
thành với nghĩa vụ, thường chúng tôi chúc mừng chiến công đó bằng một
tiệc rượu vào bữa ăn tối.
Mặc dù Crai-ép không có thời gian mời chúng tôi đến bàn rượu như I-va-
nốp thường làm, chúng tôi vẫn tập họp lại, tuân theo tiếng gọi của trái tim,
theo luật của tình bạn chiến đấu.
Ngày hôm ấy, cả gia đình chiến đấu viên đều có mặt: Rếch-ca-lốp, Clu-
bốp, Tơ-rút, Ta-bát-sen-cô,Xu-khốp, Giéc-di-ép, Kê-tốp, Ô-li-phê-ren-cô,
Tơ-rô-phi-mốp, Bê-ri-ô-dơ-kin... Tôi rất gắn bó sâu sắc với mọi người. Hơn
một nửa là học trò của tôi. Cũng như trước kia, chúng tôi không xa rời
nhau, trên không cũng như ở bàn ăn. Máy bay tôi thường đỗ sát bên máy
bay họ.
Vào hôm nay, lòng chúng tôi vui như mở hội. Nhiều tin vui gộp lại thành
một khúc ca chiến thắng: cuộc phản công thắng lợi của bộ đội ta đã chọc
thủng tuyến phòng thủ của Đức ở Mi-út-xơ, chiến công của Gô-lu-bi-ép, sự
trở về của Bê-ri-ô-dơ-kin, sự di chuyển cấp tốc của trung đoàn đến Bu-đi-
on-nốp-ca, trên bờ biển A-dốp.
Bê-ri-ô-dơ-kin, gầy và xanh ngồi ở đầu bàn. Khi ai đi qua gần anh, anh
ngước đôi mắt mệt mỏi, vẻ lo lắng sợ người ta đụng phải cái chân bị
thương. Anh kể lại rằng các chiến sĩ ta đã bắn vào anh, vì anh rơi xuống sát
tuyến một, gần bên cạnh bọn phát xít trong tổ bay của chiếc "hai thân”.
Nhìn và nghe anh nói, tôi nghĩ: rõ ràng lao máy bay vào địch là một
chiến công chỉ có thể thực hiện do một con người có tâm hồn cao cả và
trung thành với Tổ quốc. Nhưng bây giờ, thủ đoạn chiến đấu đó như người
ta nói, đã lỗi thời và các phi công không coi đó là thứ vũ khí chính của họ
nữa. Người ta chỉ dùng nó trong những trường hợp đặc biệt, khi lâm vào