Những tiếng gõ mạnh vào cái kẻng làm bằng thanh ray đánh thức chúng
tôi dậy. Thoạt đầu ai cũng nghĩ là báo động luyện tập. Ở nhà hoặc đến đây
người ta cũng không để mình ngủ yên. Bên ngoài lều, có tiếng chân người,
tiếng nói vội vã.
Đi-a-sen-cô tìm không thấy bít tất. Đốp-nhi-a và tôi phải đợi cậu ta để
cùng đi lên ban tham mưu.
Sân bay bừng tỉnh. Một động cơ, rồi nhiều chiếc nữa nổ máy ầm ầm, át
cả tiếng kẻng liên hồi.
‘Có lẽ báo động thật”. Tôi nghĩ như thế, vì thấy người ta bắt đầu phân
tán máy bay. Luyện tập như vậy cũng tốt. Địa điểm không thiếu, sân bay
kéo dài đến tận cánh đồng ngô.
Ở gần chiếc “thùng” của ban tham mưu, các phi công tập họp theo kíp
chiến đấu. Những bộ mặt nghiêm trang, rắn như thép. Báo động đã làm mất
ngày nghỉ của họ. Trong những cái nhìn nghiêm nghị ấy, hình như có điều
gì không bình thường.
Lách mình lên tận cửa để báo cáo, tôi nghe giọng nói không bằng lòng
của Đi-a-sen-cô:
- Sao không để người đến công tác được ngủ?
- Ngủ à? Chiến tranh rồi! - Tiếng ai đó phát ra như một tiếng súng nổ.
“Chiến tranh ư?” - Mọi người đều tự hỏi mình. Người thì chưa tin. người
thì nghĩ rằng mình nghe nhầm, có người lắng nghe một cách máy móc...
Nhưng tất cả đều xác nhận ý nghĩa của danh từ khủng khiếp ấy: những đám
cháy sáng rực chân trời phía Ti-ra-xpôn và tiếng máy bay gầm rú dữ đội
trên sân bay.
Chiến tranh! Những lo nghĩ thường ngày, những dự định trong thời bình
bỗng chốc bị đẩy lùi xa vào dĩ vãng. Trước mắt chúng tôi là một viễn ảnh
đầy lo ngại.
Tại sao mình còn ở đây, trong lúc ở Bi-en-xư người ta đang chiến đấu
bảo vệ biên giới. Tôi báo cáo với tham mưu trưởng: