Dưới cái số tù giả, anh được giải đi làm ở một sân bay Đức trên đảo Nê-e
trong vùng Ban-tíc. Làm công việc đào hầm quanh những vị trí đỗ của máy
bay Đức, anh giấu kín không cho bọn coi tù biết anh là phi công. Tim đập
thình thình, anh nín thở liếc trộm vào buồng lái, trong khi tay vẫn ngọ
nguậy chiếc xẻng bên cạnh chiếc Hen-ken.
Đê-vi-a-tai-ép một lần nữa lại nghĩ đến vượt ngục. Nhưng muốn thực
hiện ý định này, anh cần có các bạn đồng hành trung thành. Và anh đã tìm
được họ. Một hôm, sau khi giết bọn lính gác, mười tù binh Xô-viết cướp
một chiếc Hen-ken 111 .
Cuộc sống của họ lúc này dựa vào đôi bàn tay và quyết tâm của Đê-vi-a-
tai-ép. Anh có biết mở máy chiếc máy bay xa lạ và bay lên được không?
Anh có thể vượt qua hàng rào lửa đạn lập tức nã vào những người chạy trốn
không?
Đó là một tổ bay kỳ lạ trên chiếc Hen-ken 111 đã hạ cánh ngày 8 tháng
Hai năm 1945 xuống mảnh đất Xô-viết. Mười con người, áo quần tù kẻ sọc,
biển gỗ tù nhân, ở cổ, mặt đầy râu rậm rạp, ra khỏi máy bay đã hạ bụng
xuống cánh đồng phủ băng. Đê-vi-a-tai-ép dẫn đầu đoàn người này.
“Lệnh” ở thời đó về những cuộc thẩm tra loại này vùi sâu một thời gian
dài, dưới hàng chồng giấy tờ, kỳ công của các chiến sĩ Xô-viết, trước hết là
của những người đã khuyên bảo, những người phụ trách của họ. Chỉ tới khi
sự thật và câu chuyện về chiến công này được khôi phục thì Đê-vi-a-tai-ép,
thọ máy ở một chiếc tàu trên sông Vôn-ga, mới đến Mát-xcơ-va để gặp lại
những người bạn, những đồng đội vinh quang của mình và cùng nhau hồi
tưởng những câu chuyện của chuyến bay không tẻ nhạt đó.
Qua bao nhiêu năm xa cách và băn khoăn, tôi mới gặp lại được người phi
công cũ của mình; người mà tôi luôn luôn nghĩ đến ở mặt trận. Tôi cùng
anh ôn lướt lại trong đầu óc những ngày đen tối phức tạp, khi anh bị địch
bắt. Hai chúng tôi đối chiếu trên bản đồ vị trí khu vực Lơ-vốp, nơi anh bay
đi làm nhiệm vụ, và cùng nhớ lại trận chiến đấu cuối cùng của anh.