Tôi khẽ mỉm cười trả lời, cố nén cơn đau kinh khủng ở chân. Đã ba ngày
tôi vắng mặt ở trung đoàn. Thời hạn đó đủ để người ta thôi không chờ đợi
một phi công đi làm nhiêm vụ trở về, liệt anh vào danh sách những người
đã hy sinh và chia nhau những đồ dùng của anh để làm kỷ niệm.
3
Tôi được lệnh đi chữa bệnh và nghỉ ngơi. Cuộc chiến đấu tạm dừng,
dường như định cho tôi một thời gian để suy ngẫm lại một cách thoải mái
những sự việc đã xảy ra ngoài mặt trận.
Người ta đã tập cho tôi thói quen suy nghĩ, tìm tòi cái mới từ khi còn ở
trường học nghề của nhà máy. Đặc biệt tôi rất biết ơn người thầy giáo của
tôi ở xưởng nguội. Có một lần, tôi mang đến cho bác một chi tiết máy đã
được mài nhẵn. Bác chăm chú quan sát, rồi nói:
- Khá nhẵn đấy, nhưng chưa đúng kích thước
- Đúng như bản vẽ - Tôi có ý kiến lại.
- Tôi biết, anh đã đo bằng thước chính xác; nhưng dù sao cũng vẫn phải
làm lại.
Tôi trở về xưởng, đo đạc lại chi tiết, ngạc nhiên tìm ra vài sai lệch nhỏ.
Ông thầy gầy gò, trong bộ quần áo bình thường, qua cặp mắt của tôi,
giồng như lão phù thủy: ông nhận ra bằng mắt những cái tôi phải vất vả
làm mới mò ra được với dụng cụ trong tay. Ông đòi hôi tôi phải luôn luôn
chính xác và tập trung tư tưởng trong khi làm việc, nghiên cứu kỹ lưỡng
hơn nữa bản vẽ, đi sâu hơn nữa vào chuyên môn. Ông đã khéo léo hướng
sự cần cù và trí tò mò của tôi sang lĩnh vực phát minh. Không bao lâu, bạn
bè trong trường học nghề đều gọi tôi là “Xát-sca kỹ sư”
Từ đó, tôi say mê tính toán; suy xét những việc đã làm và những cái cần
làm tiếp. Những thất bại đầu tiên trong lần bắn mục tiêu mặt đất và trên
không trước chiến tranh đã khiến tôi cầm lấy giấy và bút. Tôi hiểu vũ khí
nhưng không biết tính chính xác góc ngắm và xác định cự ly. Thiếu những
điều này thì không hiệu chỉnh đúng đường ngắm bắn. Tôi cần phải lấp cái