I-a-cốp-lép không thọc được đến đối thủ mà anh đã lựa chọn. Anh đã
trúng đạn trong lức bồ nhào, nhưng sự tính toán của người anh hùng đã
chính xác. Chiếc Mích-3 do anh điều khiển đã đâm thẳng vào chiếc máy
bay ném bom đầu đàn. Đội hình địch hỗn loạn, những chiếc Gioong-ke
địch bay tan tác. Máy bay tiêm kích ta lập tức xông vào chúng. Chỉ lát sau,
dưới đất đã bốc lên tám cột khói lửa. Chiếc cuối cùng trong tốp Gioong-ke
địch cũng bị rơi nốt bên kia bờ sông Đô-nhi-ét.
Ngày hôm ấy, chủng tôi đã giành được một chiến công lớn. Chính là nhờ
công của thiếu úy I-a-côp-lép. Tiêu diệt được tên dẫn đầu, anh đã làm cho
địch mất chỉ huy và làm tê liệt ý chí của những tên còn lại. Hành động anh
hùng của I-a-cốp-lép là thổi bùng lên ngọn lửa trong các bạn chiến đấu.
Anh đã hy sinh thân mình để đảm bảo chiến thắng cho những người còn
sống. Ngày hôm sau, chúng tôi chôn cất I-a-cốp-lép ở chính nơi anh rơi
xuống. Một viên đạn đã xuyên thửng trán anh, chỉ có một lỗ thủng ở kính
chắn buồng lái. Không có hai phân đi chếch “may mắn” để cứu sống người
lái... Chiếc máy ngắm cũng không cứu được anh... .
Nhớ lại trường hợp của I-a-cốp-lép, tôi nghĩ có lẽ tốt hơn là ta nên có
một tấm kính chống đạn để bảo vệ phía trước buồng lái của chiếc tiêm kích.
Với một sự bảo vệ như vậy; tinh thần dũng cảm của người lái sẽ được nâng
lên, và bao nhiêu cuộc đời sẽ được cứu sống.
Lại còn cái dở nữa, tôi tự bảo, máy hay của chúng ta mãi vẫn chưa lắp
thiết bị vô tuyến điện. Khi ở trên không, chúng tôi thành những người câm
điếc. Chỉ còn cách “hội thoại” duy nhất bằng những cái lắc cánh. Muốn giữ
liên lạc, chúng tôi bắt buộc phải bay sát nhau, và đội hình hẹp đã hạn chế
sự tự do cơ động của người lái. Bao nhiêu bất hạnh có thể báo trước bằng
một lời nói phát ra đúng lúc trên sóng vô tuyến?
Thiếu liên lạc bằng vô tuyến đã đặt không quân tiêm kích ta vào tình
trạng hết sức bất lợi. Các máy thu phát trang bị trong một số. máy bay chỉ
huy còn rất cồng kềnh, ít tác dụng, chưa đảm bảo chỉ huy hiệu quả và linh
hoạt các máy bay trong không chiến.