vậy? Bạn có một cái gì có giá trị để bán kia mà!
Câu thứ nhất bạn phải tự hỏi là: “Tại sao người ta không dùng ta nữa?”
Người ta bảo bạn buôn bán lúc này ế ẩm quá, phải bớt công việc đi. Đó là
một cách lễ phép để nói: “Thầy lỗi thời rồi, dùng thầy không có lợi chi
hết”. Nhưng bạn có thật là người không sinh lợi cho họ được nữa không?
Nếu bạn muốn, bạn có thể làm cho bạn hợp thời được, bạn có thể làm cho
công việc của bạn sinh lợi cho họ được.
Trong đời đầy những cơ hội; người nào rán sẵn sàng đón cơ hội chứ đừng
mong cơ hội nó lại kiếm mình thì sớm muộn gì cũng thành công. Muốn
vậy, phải xét sở năng của mình một cách nghiêm khắc. Ít người có can đảm
làm việc đó lắm. Bạn có can đảm ấy không? Nếu có, bạn có dám tu thân
sửa tính, luyện những chỗ sở đoản, tập thêm những đức mới không? Nói
tóm lại, bạn có can đảm tự hoán cải bạn cho thành một nhà kinh doanh có
óc tân tiến nhất không?
TÌM NHỮNG TÀI TIỀM TÀNG CỦA TA
Bạn bán một món hàng, mấy năm trước khá, nay bổng nhiên ế. Bạn sẽ làm
sao? Tất nhiên, bạn sẽ kiếm lẽ tại sao nó ế và làm thế nào để bán chạy. Bạn
lại tự hỏi: người ta không muốn mua món hàng đó thì mua món hàng nào
mà món hàng này hơn món hàng của ta ra sao.
Vậy khi bán hàng của bạn, bạn cũng phải theo phương pháp ấy. Đừng thấy
mất việc mà hoảng lên, chán nản, ngồi phịch xuống chiếc ghế rồi tỉ tê khóc
lóc. Bạn phải xét hết các tài năng của bạn xem còn làm được việc gì khác
không. Đừng nghĩ lầm rằng đã suốt đời làm một việc thì phải tiếp tục làm
nó nữa. Cũng có khi không cần thay đổi công việc mà chỉ cần thay đổi cách
làm thôi. Cũng có khi phải đổi nghề, phải xét xem bạn thích làm việc gì, có