3. Một bức thư xin việc cũng như một truyện ngắn. Nếu đoạn đầu hay thì
người ta mới đọc tới đoạn sau. Vậy trong đoạn đầu rán làm cho người đọc
thấy ngay cái lợi của họ.
4. Nên nhớ rằng viết thư để xin phép được tiếp chuyện chứ không phải bàn
về việc làm và tiền công. Vậy phải viết làm sao cho người ta thấy muốn
gặp mình. Đừng nói gì về tài năng của mình ở trong thư hết. Đợi lúc được
tiếp kiến sẽ bày tỏ ra
.
5. Gởi kèm thêm một bức thư có dán cò và biên sẵn địa chỉ của mình, hoặc
một tấm thiếp bưu điện (carte postale) viết sẵn tháng, năm, địa chỉ; người
chủ sự mình xin việc chì cần viết thêm ngày giờ hẹn gặp rồi gởi được liền.
Nếu có thể được, cho họ biết số điện thoại của bạn để họ kêu bạn.
Bạn thân của ta có thể giúp ta được nhiều khi ta tìm việc. Nhưng dù bạn
thân đi nữa thì ta cũng phải làm cho họ nhiệt tâm tin rằng ta có nhiều khả
năng, đừng hoảng hốt lo âu, chạy lại năn nỉ: “Nguy cho tôi quá rồi, anh ơi!
Mất việc mà không có một xu dính túi. Kiếm giùm cho một chỗ được
không? Hoặc có quen ai, giới thiệu giùm, tội nghiệp mà!”. Nói như vậy thì
ông bạn thân sẽ đáp: “Đước, để tôi nghĩ tới, kiếm được, sẽ cho anh hay”.
Rồi thì hết, không bao giờ ông bạn nghĩ tới nữa. Mà lỗi tại ai?
Nên nói: “Tôi muốn được hãng X tiếp tôi, vì có người cho hay rằng hãng
đó khuếch trương công việc xuất cảng hàng hoá, mà chắc anh đã biết, tôi có
nhiều kinh nghiệm về công việc ấy. Người mà tôi muốn được gặp là ông M.
Anh quen ông ta, vậy anh giới thiệu giùm được không? Hay là chiều nay
anh kêu điện thoại, hỏi xem sáng mai anh ta tiếp tôi được không?”. Ta nói
vậy, thì chẳng những ông bạn thân kêu điện thoại giới thiệu ta mà có lẽ còn
ca tụng kinh nghiệm của ta với ông M nữa, nếu ta đáng cho bạn thân đó tin.
Nếu ta chưa nhất định xin việc ở hãng nào thì ta lại thăm ông bạn thân, kéo
câu chuyện về công việc làm ăn rồi chờ dịp tỏ tài của ta, những kết quả của