xung đột nhau. Bản thân người đàn bà kia cũng lên tiếng nhân dan một thế
giới tuyệt đối, nhân danh những nghĩa vụ và quyền hạn của mình? Cái thế
giới một ánh đèn đặt lên bàn khi chiều xuống, của một thịt da đòi hỏi thịt
da, của một xứ sở những hy vọng, những âm êm, những kỷ niệm. Người
đàn bà ấy đòi tài sản của mình và như thế là có lý. Và cả Rivière nữa, cũng
có cái lý của mình nhưng ông chẳng có gì đối lập nổi với cái chân lý của
người đàn bà kia. Ông đã nhìn ra cái chân lý của riêng mình dưới ánh sáng
một ngọn đèn mọn mằn trong nhà, cái chân lsy không biểu đạt nổi và
không có bộ mặt người.
- Thưa bà…
Chị ta chẳng nghe nữa. Ông cảm thấy chị ta ngã xuống gần như dưới
chân ông sau khi đã dùng hai nắm đấm yếu ớt đập đến kiệt lực vào bức
tường.
Một bận, một kỹ sư nói với Rivière khi hai người cúi xuống một người bị
thương gần chiếc cầu đang xây: “Cái cầu kia liệu có đáng giá một gương
mặt bị đè nát?” Không một ai trong đám dân quê ấy sẽ được đi con đường
mới mở này, lại chấp nhận giày nát cái khuôn mặt khủng khiếp kia để tránh
đi vòng qua một cây cầu khác. Mặc dù vậy người ta vẫn cứ xây những cây
cầu. Người kỹ sư đã nói thêm: “Quyền lợi chu do các quyền lợi riêng hợp
thành: nó không biện bạch thêm cho một tí gì khác.” – “Mặc dù vậy, sau
này Rivière đã đáp lời anh ta, nếu kiếp người là vô giá, chúng ta vẫn cứ
hành động tựa hồ như còn một cái gì khác cao giá hơn kiếp người”…
Nhưng đó là cái gì chứ nhỉ?
Và mơ màng nghĩ đến tổ bay, Rivière thấy tim mình thắt lại. Hành động
phá vỡ cái hạnh phúc ngay cả khi đó là hành động xây cầu, Rivière không
tài nào không tự nêu câu hỏi: “Nhân danh cái gì?”
“Những con người kia, ông nghĩ bụng, họ có thể sắp bỏ mạng, lẽ ra họ
có thể được sống hạnh phúc”. Ông nhìn rõ những gương mặt ngả vào nhau
trong thánh đường vàng son các ngọn đèn chiếu xuống. “Nhân danh cái gì
ta lôi họ ra khỏi đó?” Nhân danh cái gì ông giằng họ ra khỏi hạnh phúc cá
nhân? Định luật hàng đâu chẳng phải là bảo vệ những hạnh phúc đó?