thập những tư liệu có liên quan đến ngôi làng này. Nhìn lại chiếc cọc gỗ ghi
tên làng, tôi không khỏi kinh ngạc, nó giống như là cái mốc phong thuỷ
đánh giấu hết đất bình yên, phía sau cái cọc đó là lãnh địa của quái dị.
- Biết có đại dịch hoành hành, thế tại sao không đặt các trạm phòng dịch? -
Tôi hỏi.
- Ai nói là không chứ? Cứ hết lượt nhân viên này đến lượt nhân viên khác
của trạm phòng dịch đều lần lượt mắc bệnh và qua đời, họ chết oan sạch
sành sanh không còn một ai.
- Chuyện lớn thế sao không thấy thông báo gì trên các phương tiện thông
tin đại chúng? Chẳng lẽ ở Trung Quốc cố giấu thôn mắc bệnh Sida? - Cô
Quân Mỹ nói.
Giọng nói của Quân Mỹ tỏ ra thờ ơ lãnh đạm, kể từ ngày cô ta bước chân
vào phòng biên tập của tòa báo chúng tôi, tôi đã không hài lòng về thái độ
làm việc của cô ta. Câu nói vừa rồi của cô rất dễ bị người ta từ chối phỏng
vấn, cứ như thế thì không có cách nào để tìm hiểu kỹ vấn đề, thu thập tư
liệu.
Quả nhiên, ông lão phu xe đó không trả lời. Ông ta nhảy phắt lên lưng lừa,
lẩm bẩm: “Ngôi làng này kể từ mấy năm trở lại đây ít thấy ai ra vào, người
ta đồn rằng, trong làng này có mầm dịch, hễ dính vào người là toi mạng
như chơi”. Nói xong ông lão đánh xe chạy một mạch không dám ngoái đầu
nhìn lại rồi từ từ mất hút sau rừng cây…
Tôi và Quân Mỹ đi bộ đến phía cọc gỗ có ghi “Đỗ thôn”. Đỗ thôn, có phải
là người trong làng đều mang họ Đỗ nên mới đặt tên là Đỗ thôn? Quân Mỹ
hỏi. Nếu thế thật thì nên gọi là “Đỗ gia thôn” mới đúng. Tôi sờ lên cọc gỗ
bám đầy bụi: “Vừa rồi ông lão đánh xe bảo đã mấy năm rồi không có người
nào ra vào làng này, vậy tôi nghĩ rằng chữ “Đỗ” trong Đỗ thôn này có nghĩa
là tuyệt đường qua lại?”
Đương nhiên, cách nghĩ của cô Quân Mỹ không giống tôi, cô ta cười khẩy
có vẻ mỉa mai, rồi một mình tiến vào trong thôn.