lá xanh dương lộ ra trên lưới. Một dòng chấm xanh nhỏ viền quanh
phần vành và đáy bát.
Cô vươn tay chạm vào nó, cảm nhận các viền lưới ở vành bát
quanh những lớp men màu sắc rực rỡ. Màu đỏ chính là thứ thu hút
cô nhất. Lớp men đỏ gần như trong suốt, cảm giác như nhìn vào
bên trong một miếng thạch hoa quả vậy. Cô thậm chí còn không
biết phát âm cái phong cách này như thế nào, Ros-tov fin-ift gì
đấy. Cô thích việc mình không phát âm được. Nó gợi cảm giác cái
bát đến từ một thế giới khác, như là Obi-Wan Kenobi
Chiếc bát không dành cho lớp người như cô. Nhưng những mẫu
hoa văn Nga này xuất phát từ các tác phẩm thêu thùa của thường
dân. Những người phụ nữ nghèo đã thiết kế ra mẫu hoa văn và cách
phối màu này, họ thêu chúng vào những chiếc khăn trải bàn và
gấu váy của mình trong lúc làm việc vất vả ở các ngôi nhà lạnh lẽo,
tối tăm. Họ là những phụ nữ nghèo nhưng tha thiết cần cái đẹp để
giúp mình vượt qua bóng tối, khiến họ cảm thấy mình còn đang
sống.
Và rồi hàng trăm năm sau, các nhà chế tác trang sức đã lấy
mẫu thiết kế của họ và biến chúng thành những vật đắt tiền như
chiếc bát này, khảm vào thắt lưng, hộp trà hồi trà vẫn còn là thứ
xa xỉ, những thứ đắt đến mức những người phụ nữ nghèo này
không bao giờ dám mơ tới. Cô là một trong những người thêu thùa
nghèo đói ấy khi ngồi trong bóng tối này và những hoa văn kia
đang nói chuyện với cô về một vẻ đẹp được tạo nên từ hư vô, về
tầm quan trọng của việc nhìn thấy cái đẹp trong mọi vật và biết
trân trọng nó, cho dù là qua một cánh cửa sổ bám đầy bùn đất.
Kay biết rằng trong số tất cả những người từng sở hữu hay sử
dụng hoặc nhìn thấy chiếc bát này trong suốt một trăm ba mươi
năm qua, không một ai yêu nó nhiều như cô, không ai vuốt ve nó