BAY QUANH MẶT TRĂNG - Trang 112

Michel với cái thói quen bộc trực kêu lên.

- Kìa, những cánh đồng được trồng trọt!

- Những cánh đồng được trồng trọt à? – Nicholl nhún vai hỏi lại.

- Ít ra cũng đã được cày bừa – Michel Ardan nói – Nhưng những nông

dân nguyệt cầu nào và những con bò khổng lồ nào phải cày những luống cày
như thế nhỉ?

- Đó không phải là những luống cày, đó là những đường nứt –

Barbicane nói.

- Đường nứt cũng được, chỉ có điều giới khoa học cho những đường nét

đó là những cái gì?

Barbicane cho anh bạn đồng hành của ông biết ngay những gì ông biết

được về những đường nứt trên Mặt Trăng. Ông biết rằng đó là những vệt
nhìn thấy ở khắp những phần đất không phải là núi, những vệt này rải rác, lẻ
loi, dài từ bốn đến năm mươi dặm, rằng bề rộng thay đổi từ một ngàn đến
một ngàn năm trăm mét và chúng chạy song song với nhau. Nhưng ông
không biết gì thêm nữa, cả về sự hình thành lẫn bản chất của chúng.

Barbicane quan sát qua ống nhòm thật cẩn thận những đường nứt này.

Ông chú ý thấy bờ của chúng dốc đứng. Đó là những bờ thành song song và
nếu tưởng tượng một chút, người ta có thể tin rằng đó là những dãy công sự
do các kỹ sư nguyệt cầu xây dựng nên.

Những đường nét này có cái thật thẳng như được vạch theo dây căng,

có cái thì hơi cong nhưng bờ của chúng vẫn song song. Một số đường bắt
chéo nhau, một số khác thì cắt ngang miệng núi lửa. Ở chỗ này chúng chạy
ngang những miệng vòng như Posidonius hoặc Petavius. Ở chỗ kia, chúng
vạch ngoằn ngoèo trên biển, như Biển Yên Tĩnh chẳng hạn.

Những chỗ lồi lõm tự nhiên đã làm cho những nhà thiên văn học trên

Trái Đất tha hồ tưởng tượng. Lúc đầu, người ta không khám phá thấy những
đường nứt này. Hình như cả Hévélius lẫn Cassini, La Hire, Herschel đều
không biết đến chúng. Năm 1789 chính Schroeter lần đầu tiên lưu ý những

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.