BAY QUANH MẶT TRĂNG - Trang 113

nhà bác học về những đường vạch này. Những người khác như Pastorff,
Gruithuysen, Beer, Moedler tiếp tục nghiên cứu sau đó. Ngày nay thì số
lượng những đường vạch đó được phát hiện đã lên tới bảy mươi đường.
Nhưng nếu người ta đã tính được số lượng những đường vạch đó thì lại chưa
xác định được bản chất của chúng. Đó chắc chắn không phải là những công
sự phòng thủ, cũng chẳng phải là những lòng sông đã khô cạn, một mặt vì
nước ở bề mặt của Mặt Trăng rất nhẹ, không thể nào đào được những đập
tràn như vậy, mặt khác những đường vạch này thường chạy ngang những
miệng núi lửa nằm trên cao.

Tuy nhiên phải công nhận là Michel Ardan đã có một ý nghĩ mà trong

trường hợp này, ý anh không ngờ lại gặp ý của Julius Schmidt.

- Tại sao những thứ không giải thích được đó lại không phải chỉ là

những hiện tượng canh tác trồng trọt nhỉ?

- Anh muốn nói gì? – Barbicane hỏi.

- Đừng nổi nóng, thưa ông chủ tịch đáng kính – Michel đáp lại –

Những đường tối sẫm chạy ngang đó, cũng có thể là những hàng cây được
bố trí đều đặn chứ?

- Anh vẫn bám vào cây cối của anh sao?

- Tôi giải thích điều mà các ông, những nhà bác học, không giải thích

được! – Michel Ardan vặn lại – Ít ra giả thuyết của tôi có cái lợi là chỉ cho
thấy lý do tại sao những đường vạch này biến mất hoặc có vẻ biến mất ở
những thời kỳ đều đặn nào đó.

- Lý do nào?

- Vì cây cỏ ấy khi rụng lá không thể thấy được nhưng ta thấy được khi

chúng đâm lá non.

- Sự giải thích của anh khéo đấy, anh bạn đồng hành của tôi ạ –

Barbicane đáp – Nhưng không thể chấp nhận được.

- Tại sao thế?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.