BAY QUANH MẶT TRĂNG - Trang 134

giờ thấy đó

[25]

. Nhưng nếu họ không bao giờ rời khỏi hành tinh của họ thì

họ sẽ không hơn gì những nhà thiên văn của Trái Đất.

Trong khi đó quả đạn vẫn đang bay trong bóng tối theo lộ trình không

tính được vì không có một điểm chuẩn nào. Hướng bay của nó có bị thay đổi
không do ảnh hưởng của sức hút Mặt Trăng hoặc dưới tác động của một
thiên thể vô danh nào đó? Barbicane không thể nói được. Nhưng đã có một
sự thay đổi của vị trí con tàu, và Barbicane đã nhận thấy điều này vào lúc
bốn giờ sáng.

Sự thay đổi như thế này, đáy của đầu đạn quay về bề mặt nguyệt cầu và

nằm trên đường thẳng đứng với trục của nó. Sức hút, tức trọng lực, đã gây ra
sự thay đổi này. Phần nặng của quả đạn nghiêng về phía mặt khuất kia như
thể nó sẽ rơi xuống.

Nó có rơi xuống không? Sau cùng những nhà du hành sẽ đến được mục

tiêu mong ước! Không. Sự quan sát dựa trên một điểm chuẩn hơi khó giải
thích cho Barbicane thấy rằng đầu đạn của ông không bay lại gần Mặt Trăng
và nó đang di chuyển theo một đường cong gần như đồng tâm.

Điểm chuẩn này là một tia sáng mà Nicholl bất chợt thấy ở rìa chân trời

tạo nên bởi cái đĩa tối đen kia. Điểm này không thể nào là một ngôi sao
được. Đó là một điểm nóng sáng màu đỏ nhạt đang lớn dần, điều này chứng
tỏ không thể chối cãi được rằng, đầu đạn đang di chuyển tới đó và nó không
rơi thẳng đứng xuống bề mặt của nguyệt cầu.

- Một núi lửa! Một núi lửa đang nổ! – Nicholl kêu lên – Những tia lửa

từ bên trong nguyệt cầu tràn ra. Như vậy có nghĩa là thiên thể này chưa tắt
hẳn.

- Phải! Một vụ nổ – Barbicane đáp, ông chăm chú nghiên cứu hiện

tượng bằng ống nhòm nhìn ban đêm – Sẽ là cái gì nếu không phải là núi
lửa?

- Nhưng – Michel Ardan nói – để cháy được như thế cần phải có không

khí. Như vậy phải có một bầu khí quyển bao quanh phần đất này của nguyệt
cầu.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.