- Tại sao lại không phải thế? – Nicholl hỏi ông Barbicane, là người nêu
lên những ý kiến khác này rồi lại phủ nhận chúng.
- Bởi vì sự đều đặn của những vệt sáng này, và sức mạnh cần thiết để
đẩy những chất dung nham đi xa như thế không thể giải thích được.
- Có gì đâu! – Michel Ardan đáp – Tôi thấy rất dễ giải thích nguồn gốc
của những tia sáng ấy.
- Thật thế à? – Barbicane nói.
- Thật – Michel nói – Chỉ cần cho đó là một vệt rạn lớn hình sao, cũng
giống như một vệt rạn do một viên đạn hoặc một viên đá đụng phải một ô
kính vậy!
- Được! – Barbicane mỉm cười vặn lại – Thế bàn tay nào mạnh đến nỗi
ném được một viên đá tạo nên được sự va chạm như thế?
- Không cần đến bàn tay – Michel đáp không hề bối rối – còn viên đá,
chúng ta hãy cho rằng đó là một ngôi sao chổi.
- Ái chà! Sao chổi! – Barbicane kêu lên – Người ta lạm dụng sao chổi!
Anh bạn Michel à, lối giải thích của anh không đến nỗi tồi, nhưng không cần
đến sao chổi của anh. Sự va chạm tạo nên việc nứt rạn này có thể đến từ bên
trong của thiên thể. Một sự co rút mạnh của vỏ Mặt Trăng do việc lạnh đi
cũng đủ để tạo nên vết rạn khổng lồ hình sao như thế.
- Một sự co rút, giống như một cơn tiêu chảy của nguyệt cầu – Michel
Ardan đáp.
- Vả lại – Barbicane nói thêm – đây là ý kiến của một nhà bác học
người Anh tên Nasmyth, đối với tôi như thế cũng đủ giải thích những dãy
núi hình quạt.
- Ông Nasmyth không đến nỗi dốt! – Michel tiếp.
Các nhà du hành đứng ngắm vẻ lộng lẫy của Tycho rất lâu, một cảnh
tượng như thế không thể nào chán được. Đầu đạn của họ tắm trong ánh nắng
do sự phát xạ của Mặt Trời và của Mặt Trăng hiện ra như một quả cầu nóng