BAY QUANH MẶT TRĂNG - Trang 166

Trong những quỹ đạo êlíp đó, vật thể hút luôn luôn nằm ở một tiêu

điểm của vòng êlíp. Như vậy lúc thì vệ tinh sẽ ở gần, lúc thì ở xa thiên thể
mà nó quay quanh. Khi Trái Đất ở gần Mặt Trời nhất người ta bảo nó nằm ở
điểm cận nhật, và gọi là điểm viễn nhật khi nó nằm ở một điểm xa Mặt Trời
nhất. Đối với Mặt Trăng, điểm gần Trái Đất là điểm cận địa. Để làm phong
phú ngôn ngữ của những nhà thiên văn người ta có thể dùng những thuật
ngữ tương tự: khi đầu đạn bay quanh Mặt Trăng như một vệ tinh của nó,
người ta nói nó nằm ở điểm “viễn nguyệt” khi nó xa Mặt Trăng nhất, điểm
gần Mặt Trăng nhất là điểm “cận nguyệt”.

Ở điểm cận nguyệt vận tốc của đầu đạn cực đại, ở điểm viễn nguyệt

vận tốc sẽ cực tiểu. Rõ ràng nó đang đi đến điểm viễn nguyệt, Barbicane đã
có lý khi nghĩ rằng ở điểm này vận tốc của đầu đạn đang giảm dần, để rồi nó
lại tăng dần khi đầu đạn đến gần Mặt Trăng. Vận tốc này sẽ triệt tiêu nếu
điểm họ đang ở trùng với điểm có lực hút cân bằng.

Barbicane nghiên cứu những hậu quả của những tình huống khác nhau

này. Ông đang tìm xem liệu người ta có thể rút ra một kết luận nào thì đột
nhiên Michel Ardan kêu lên, làm cắt ngang dòng suy nghĩ.

- Quỷ thần! Phải thú thật chúng ta chỉ là những người thật sự ngớ ngẩn!

- Tôi không phủ nhận – Barbicane đáp – nhưng tại sao?

- Bởi vì chúng ta có phương pháp thật đơn giản để làm chậm lại vận tốc

đang đưa chúng ta đi xa Mặt Trăng mà chúng ta lại không dùng nó!

- Phương pháp nào?

- Dùng lực giật lùi của những hoả tiễn của chúng ta.

- Cái gì? – Nicholl hỏi.

- Chúng ta chưa dùng lực này – Barbicane đáp – đúng thế, nhưng

chúng ta sẽ dùng nó.

- Lúc nào nữa – Michel hỏi.

- Rồi sẽ đến lúc đó. Các bạn hãy chú ý xem vị trí của đầu đạn lúc này

hãy còn chếch nghiêng so với bề mặt của nguyệt cầu. Khi giảm vận tốc, hoả

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.