BAY QUANH MẶT TRĂNG - Trang 27

những tia nắng Mặt Trời chiếu thẳng vào tấm đĩa phía dưới của vật phóng,
bởi góc độ giữa quỹ đạo Mặt Trăng với quỹ đạo Trái Đất.

- Mặt Trời kìa! – Michel Ardan reo lên.

- Có thể – Barbicane đáp lại – tôi đang chờ nó đây.

- Nhưng, chóp bóng tối của Trái Đất trong không gian có trải dài qua

bên kia Mặt Trăng không?

- Còn trải xa hơn nhiều nếu không có sự khuếch tán ánh sáng do lớp

khí quyển tạo ra. Nhưng khi Mặt Trăng chìm trong vùng bóng tối, đó là lúc
trung tâm Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng cùng nằm trên một đường thẳng.
Lúc ấy nhằm lúc trăng rằm nên có hiện tượng nguyệt thực. Nếu chúng ta
xuất phát vào lúc có nguyệt thực, thì suốt cuộc hành trình của chúng ta sẽ
nằm trong bóng tối. Như vậy thật là tai hại.

- Tại sao?

- Bởi vì mặc dù chúng ta đang trôi giữa khoảng chân không, nhưng vật

phóng của chúng ta sẽ tắm trong muôn vàn tia nắng Mặt Trời và sẽ tiếp thụ
ánh sáng và sức sống của chúng. Như vậy, tiết kiệm được khí ga, tiết kiệm
được mọi thứ.

Thật vậy, dưới những tia sáng này mà không có lớp khí quyển nào làm

giảm bớt độ nóng và độ chói thì đầu đạn sẽ nóng lên và sáng lên như thể
chuyển từ mùa đông sang mùa hạ một cách đột ngột. Mặt Trăng ở trên và
Mặt Trời ở dưới chiếu dọi nó từ hai phía.

- Bây giờ thấy dễ chịu – Nicholl nói.

- Tôi cũng nghĩ như vậy! – Michel Ardan reo lên – Phải chi có một ít

đất trồng thực vật rải lên cái hành tinh bằng nhôm này của chúng ta, chúng
ta sẽ làm những hạt đậu nảy mầm trong hai mươi bốn giờ. Tôi chỉ sợ một
điều là vỏ quả đạn có thể sẽ bị chảy ra.

- Xin cứ yên tâm, anh bạn ạ – Barbicane trả lời – Vật phóng đã chịu

được một nhiệt độ lớn hơn thế nhiều, khi nó lướt trên những lớp khí quyển.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.