BAY QUANH MẶT TRĂNG - Trang 38

- Và ông cho rằng – Michel hỏi, – bằng những thứ chữ tượng hình rắc

rối hơn là loại chữ hình chim của Ai Cập này, ông có thể tìm ra được vận tốc
ban đầu của vật phóng?

- Đúng thế – Nicholl đáp – nhờ công thức này tôi còn có thể nói cho

anh biết vận tốc của nó ở bất kỳ một điểm nào trong lộ trình của nó nữa.

- Ông giữ lời hứa chứ?

- Giữ lời hứa.

- Vậy ông cũng tài giỏi như ông chủ tịch của chúng ta chứ gì?

- Không, Michel ạ. Điều khó thì ông Barbicane đã làm rồi – là lập một

phương trình bao gồm được tất cả dữ kiện của bài toán. Việc còn lại chỉ là
một vấn đề của số học và chỉ cần bốn phép tính.

- Thế cũng đã là khá rồi đấy! – Michel Ardan đáp. Vì anh ta cả đời có

bao giờ làm đúng một bài toán cộng đâu, và anh ta định ra luật này: “Một
thứ trò chơi vỡ óc cho phép tìm những tổng số vô cùng khác nhau”.

Nhưng Barbicane đáp lại rằng, nếu Nicholl chịu khó suy nghĩ thì cũng

đã tìm ra công thức đó.

- Tôi không dám chắc – Nicholl nói – vì càng nghiên cứu công thức

này, tôi càng thấy đó là một công thức tuyệt vời.

- Michel ạ, bây giờ anh hãy nghe đây – Barbicane nói với người bạn

dốt nát của ông – anh sẽ thấy tất cả những con số này đều có một ý nghĩa.

- Tôi nghe đây – Michel nói với vẻ nhẫn nhục.

- d chính là khoảng cách từ trung tâm của Trái Đất đến trung tâm của

Mặt Trăng, vì muốn tính đến những lực hút phải tính từ tâm.

- Tôi hiểu điều đó.

- r là bán kính của Trái Đất.

- r, bán kính. Được rồi.

- m là khối lượng của Trái Đất, m phẩy là khối lượng của Mặt Trăng.

Phải tính đến khối lượng của hai vật thể hút nhau vì sức hút tỷ lệ với những

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.